Mô hình "Chăn nuôi cừu sinh sản" tại Ninh Thuận thuộc Dự án Khuyến nông TW giai đoạn 2012 - 2014 "Chăn nuôi dê, cừu sinh sản" được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt tại Quyết định số 1278/QĐ-BNN-KHCN ngày 29 tháng 5 năm 2012 với tổng kinh phí từ ngân sách Nhà nước là 13,5 tỷ đồng.
Ông Triệu Đào ở thôn 5, thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi, Kon Tum, được nhiều người biết đến với biệt danh "triệu phú ổi". Mỗi năm, ổi đem về cho gia đình ông hơn 100 triệu đồng .
Với diện tích 3 sào (3.000m2), trừ các khoản chi phí, anh Diện còn lãi khoảng 4 triệu đồng/sào/vụ. Hiện, giá bán dưa loại 1 của anh được khoảng 4.200 đồng/kg, loại 2 là 2.000 đồng/kg.
Trong nhiều năm qua, tôm nuôi của bà con ở Bạc Liêu bị thiệt hại nặng nề, hàng ngàn hộ dân nợ nần. Các hộ làm muối cũng bị thua lỗ do thời tiết và giá cả bất ổn.
Sau 7 tháng nuôi cá rô phi đơn tính kết hợp cá truyền thống, các hộ ND ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã thu lợi nhuận từ 50-80 triệu đồng/hộ.
Mặc dù diện tích đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của thành phố Vinh không nhiều, nhưng trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tổng hợp cho thu nhập cao, giúp nông dân thay đổi được tập quán sản xuất đơn thuần từ một đối tượng nuôi thành nhiều đối tượng nuôi trên cùng một diện tích, xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu chính đáng trên vùng đất của mình.
Anh Lương Văn Diệu (sinh năm 1983) ở thôn Đồi Lánh, xã Đông Sơn, huyện Yên Thế là con út trong gia đình nông dân nghèo có 7 anh chị em. Tuổi thơ của anh gắn liền với đồng ruộng và đồi bãi. Anh yêu đồng ruộng, yêu nông nghiệp và luôn ấp ủ ước mơ sẽ thành người nông dân sản xuất giỏi trên chính mảnh đất quê hương mình.
Trước đây, gia đình giáo dân Nguyễn Thị Thừa cũng giống như bao gia đình ở thôn Cứu Sơn, xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, quanh năm chỉ biết cấy 2 vụ lúa, trồng vài luống rau, nuôi thêm con gà, con lợn nên kinh tế gia đình rất khó khăn.
Năm 2000, được sự quan tâm của Đảng ủy, UBND, Ban giám đốc Nông trường Cao Phong, gia đình ông Lê Văn Tịnh (thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình) đươc nhận khoán sản trên 3ha đất để phát triển trồng cam, bưởi, nhãn, mía.
Với diện tích nuôi cá tra đạt gần 9.000ha, mỗi ngày các sông, rạch ở ĐBSCL đang phải gánh chịu một lượng lớn nước thải do người nuôi cá đổ ra, gây ô nhiễm môi trường.