Phát huy lợi thế của vùng bãi ngang với hàng trăm ha mặt nước, ao hồ thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản, chị Lê Thị Loan ở thôn Lâm Châu, xã Thạch Châu (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã mạnh dạn thuê 25 ha mặt nước đầu tư nuôi ngao, hến...
Chỉ với trên 40 triệu đồng chi phí giống và vật tư ban đầu, sau 2 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn Thanh Long ruột đỏ của gia đình anh Phùng Tuấn Bằng - hội viên hội nông dân thôn Lại Tân, xã Tân Lập đã bắt đầu cho thu hoạch với năng suất, sản lượng cao. Dự kiến vụ này, ông Bằng sẽ cho thu lãi khoảng trên 120 triệu đồng tiền lãi từ vụ Thanh Long.
Chỉ có sức lao động, nghị lực và đôi bàn tay không mệt mỏi đến nay gia đình anh Hoàng Nghĩa Lập ở khu phố 6 phường 2 thành phố Đông Hà đang là ông chủ của cơ sở dịch vụ xe kéo, cho thuê rạp, bàn ghế và mô hình chăn nuôi cho thu lãi gần 200 triệu đồng/năm, là tấm gương sáng ở địa bàn được nhiều hội viên nông dân học tập.
Năm 1975, anh Ngô Thành lập gia đình và quyết định lên định cư ở mảnh đất tây Gio Linh (Quảng Trị) - thôn Nhất Hòa, xã Gio Hòa. Vợ chồng chung sống được hai năm thì anh lên đường nhập ngũ.
Tận dụng vùng cát trắng trong vườn nhà để đắp ao trải bạt nuôi cá lóc, nhiều hộ nông dân ở xã Bình Triều (Thăng Bình, Quảng Nam) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Dám nghĩ, dám làm, dám mạnh dạn bước qua những hủ tục lạc hậu để thay đổi nếp nghĩ của bà con dân bản, và hơn hết là tìm kiếm cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ đôi bàn tay và khối óc của mình, đó chính là hành trình làm giàu của cựu chiến binh Hồ Văn May, thôn Làng Cát, xã Đakrông, huyện Đakrông (Quảng Trị).
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, ông Trương Văn Lãnh, 62 tuổi, thương binh 2/4 (ở thôn Nam Kim Sen, xã Trường Xuân, Quảng Ninh, Quảng Bình) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu nhờ trồng rừng và nuôi ong lấy mật.
Nhiều năm nay, mỗi khi nói đến chuyện chăn nuôi gia súc, gia cầm, người dân xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) thường nhắc đến ông Nguyễn Minh Hồng, Chủ tịch Hội Nông dân xã bằng sự thán phục và nể trọng bởi với tinh thần dám nghĩ, dám làm của mình, ông đã vượt qua nhiều thời điểm khó khăn để ổn định sản xuất, vươn lên làm giàu.
Hiện nay, mỗi năm ông Nguyễn Đình Hồng (thôn Phú Ân, xã Hải Thái, huyện Gio Linh, Quảng Trị) có thu nhập hơn 300 triệu đồng từ vườn cao su, hồ tiêu...
Nói tới nuôi dúi, người ta nghĩ ngay tới các tỉnh miền núi như: Lâm Đồng, Đăk Lăk, Bình Phước... ít ai ngờ rằng tại TP.HCM cũng có một trang trại chuyên nuôi dúi, đó là trang trại của anh Nguyễn Văn Huệ, hiện ở số 31, tỉnh lộ 9, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TP.HCM.