Nhờ sự cần cù, chịu khó học hỏi nên việc phát triển kinh tế của gia đình ông Giàng A Chờ ở bản Nậm Phát, xã Bản Bo, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có thu nhập hơn 200 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp đang được bà con tìm đến học hỏi.
Hồng Vành khuyên - nông sản đặc hữu của tỉnh Lạng Sơn, được trồng chủ yếu tại huyện biên giới Văn Lãng đã trở thành một loài cây hàng hóa quan trọng, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho nhiều hộ nông dân nơi đây. Nhờ ứng dụng công nghệ, cô gái Tày Vương Thị Thương (thị trấn Na Sầm, huyện Văn Lãng) đã sản xuất, chế biến sản phẩm Hồng Vành khuyên treo gió hữu cơ, tăng giá trị hồng vành khuyên Lạng Sơn gấp 20 lần và dự định xuất khẩu sang thị trường Thái Lan, Trung Quốc.
Chị Cao Thị Hồng Vân, 56 tuổi, ở tổ 11, ấp Bắc 3, xã Hòa Long, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, là nông dân đầu tiên của địa phương nghiên cứu, nhân cấy thành công nấm đông trùng hạ thảo. Để nâng cao chất lượng cho sản phẩm, Công ty TNHH nuôi trồng nấm Hòa Long do chị làm giám đốc đã ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo, giúp quá trình sản xuất sản phẩm khép kín, nhiệt độ nuôi nấm ổn định từ 20 C đến 21 độ C, năng suất nấm đông trùng hạ thảo tăng đến mức cao nhất là 1,2 tấn tươi/năm.
Hiện nay, trên địa bàn xã Tùng Khê huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) xuất hiện nhiều mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi thỏ Newzealand với số lượng lớn trên 1.000 con. Mô hình được đánh giá cho hiệu quả kinh tế cao, chính quyền địa phương có định hướng xây dựng thành sản phẩm OCOP, và sản xuất theo chuỗi giá trị.
Là một trong số ít người mở màn cho phong trào nuôi tôm biển của huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, ông Lê Văn Sấm đã trở thành nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023 với lợi nhuận thu được cao nhất, khoảng 50 tỷ đồng.