00:00 Số lượt truy cập: 2993802
Nông dân sản xuất giỏi

Đắk Nông: Lập nghiệp từ nghề trồng hoa nơi xứ người

Di cư từ Thanh Chương, Nghệ An vào Đắk Nông lập nghiệp từ năm 1993. Với hai bàn tay trắng, chị Nguyễn Thanh Hải (hiện ngụ tại xã Quảng Thành, thị xã Gia Nghĩa) phải đi làm thuê kiếm sống, nhưng nhờ cần cù, chịu khó, ham học hỏi, giờ đây chị đã có trong tay 100m2 diện tích trồng hoa cúc, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.


Quảng Bình: Đôi vợ chồng nghị lực vượt khó làm giàu

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phòng trào xoá đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.


Chịu khó vươn lên làm giàu

Từ đặc thù vị trí địa lý của địa phương, anh nhận thấy địa phương ít tài nguyên khoáng sản, không có công nghiệp, du lịch, đất đai sản xuất nông nghiệp ít, không đảm bảo được cuộc sống. Qua tính toán, cân nhắc, anh Quách Hoàng Namở xã Thu Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình có ý tưởng phát triển trang trại chăn nuôi lợn thịt để vươn lên làm giàu.


Người nông dân góp phần quảng bá bưởi da xanh Bến Tre

Liên tục đạt giải cao tại các hội thi trái cây ngon, an toàn trong tỉnh và khu vực với sản phẩm bưởi da xanh, ông Nguyễn Văn Hồng Vân, ngụ tại xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) được đánh giá là một trong những nông dân thành công trong việc đưa sản phẩm của mình ra thị trường, góp phần quảng bá cho loại trái cây đặc sản này cho cả tỉnh.


Quảng Bình: Con đường trở thành tỷ phú cao su của một công nhân

Trước năm 1999, ông là công nhân của Nông trường Việt Trung, kinh tế gia đình còn gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân ông đã có nhiều trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để phát triển kinh tế, thoát khỏi đói nghèo, ổn định cuộc sống gia đình. Và ông đã quyết định xin ra khỏi biên chế của Nông trường, bàn với vợ dắt cả gia đình vào khu đất gần đập Đá Mài để khai hoang lập nghiệp.


Tiền Giang: Thu nhập gần 1 tỷ đồng từ nuôi cá tai tượng an toàn sinh học

Xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) được xem là “cái nôi” của nghề nuôi cá bởi địa phương có dòng sông Bảo Định chảy qua cung cấp nước ngọt quanh năm. Nông dân có thể tận dụng diện tích mặt nước mương, vườn sẵn có và đầu tư đào ao nuôi cá các loại, trong đó chủ lực là con cá tai tượng bởi ít tiêu tốn thức ăn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Khánh Hòa: Làm giàu trên vùng đất bạc màu

Tại vùng đất bạc màu hoang hóa, nghèo chất dinh dưỡng ngày nào trên đồi núi, cằn cỗi khó canh tác, nhờ bàn tay cần cù chịu khó mà giờ đây cánh đồng đã trở thành vườn rau xanh, sạch, an toàn, góp phần mang lại thu nhập kinh tế cho nhiều hộ nông dân nơi đây. Chương trình làm rau sạch đã được người dân đồng tình ủng hộ.


Đổi đời nhờ sừng trâu, bò

Với nghề truyền thống là làm lược và các sản phẩm chế tác từ sừng trong tay, ông Nguyễn Văn Tâm ở thôn Thụy Ứng, xã Hòa Bình (huyện Thường Tín, Hà Nội) đã vươn lên làm giàu và trở thành triệu phú trên quê hương.


Làm giàu với cây mãng cầu xiêm

Nhờ biết cách cho cây mãng cầu ra trái theo ý muốn mà quanh năm, mùa nào trái mãng cầu cũng có mặt trên thị trường và thu nhập cả năm của ông Hoàng lên đến hàng trăm triệu đồng.


Ngày càng nhiều triệu phú chăn nuôi

Những mô hình chăn nuôi hiệu quả từ ứng dụng khoa học công nghệ ở Đông Triều đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho nông dân, góp phần thực hiện tiêu chí số 10 (thu nhập) - tiêu chí quan trọng nhất của nông thôn mới.


<< < 48 49 50 51 52 > >>