Mô hình sản xuất lúa giống của ông Trần Thanh Liêm ở phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Mô hình trồng trọt tổng hợp của nông dân Nguyễn Ngọc Lệ - hội viên nông dân ấp Qui Lân 1, xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ cho thu nhập rất cao. Với ông, khoa học kỹ thuật là chìa khóa giúp cho gia đình ông thoát nghèo.
Đến ấp 07, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, hỏi thăm gia đình ông Hữu Nhơn thì không có ai là không biết. Ông là một lão nông cần cù, chịu khó trong việc phát triển kinh tế gia đình và luôn tận tình truyền đạt kinh nghiệm sản xuất cho bà con.
Đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả, nuôi ong lấy mật của hộ ông Hoàng Văn Tung, xóm Lý Nhân xã Bá Xuyên (T.X Sông Công - Thái Nguyên), chúng tôi cảm phục nghị lực và ý chí của người nông dân chăm chỉ này. Bằng sức lao động của chính mình, vợ chồng ông Tung đã xây dựng lên mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu xấp xỉ 700 triệu đồng mỗi năm.
Anh Nguyễn Tấn Khanh, ngụ ở ấp 3 - xã Bình Thới (Bình Đại - Bến Tre) là nhân viên quản lý cửa hàng Quang Minh - chuyên cung cấp thức ăn và thuốc nuôi trồng thủy sản. Tuy bộn bề công việc nhưng với sự nhạy bén, chịu khó học hỏi, anh đã mạnh dạn đầu tư trên 170 triệu đồng xây dựng chuồng trại, mua kỳ đà giống về nuôi.
Ông Nguyễn Quới ở thôn Hiệp Kiết, xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận là một trong số những đại diện tiêu biểu của nông dân Ninh Thuận được về dự Hội nghị Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức năm 2012. Với mô hình sản xuất nông nghiệp và kinh doanh dịch vụ, mỗi năm gia đình ông thu về hàng trăm triệu đồng.
Đó là một trong những kinh nghiệm được rút ra trong quá trình sản xuất của giáo dân Nguyễn Thất ởthôn Thạch Hà 2, xã Quảng Sơn, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận.
Với diện tích 1 ha đất canh tác cây rau màu, nhờ nhanh nhạy trong việc chuyển đổi cây trồng mà gia đình chị Lê Thị Hương ở đội 3, xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã có lãi 300 triệu đồng mỗi năm từ cây bí xanh.
Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.
Mặc dù là người làng cá bột nổi tiếng nhưng ông Nguyễn Thế Tự ở xóm Táo, xã Mão Điền (Thuận Thành - Bắc Ninh) lại đam mê nuôi gà Hồ, giống gà đang được Nhà nước chăm lo bảo tồn nguồn gen.