“Thấy những sản phẩm thải ra từ trại gà phải vứt đi nghĩ cũng uổng phí”, anh Nguyễn Thanh Hùng (ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, Bến Cát, Bình Dương) mang niềm trăn trở đi tìm một mô hình chăn nuôi kết hợp “đặng làm sao tận dụng được nguồn thức ăn phong phú từ trại gà”!
Nhiều nông dân ở tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉ phú nhờ đầu tư trồng rau sạch cung cấp cho các siêu thị
Khởi nghiệp từ 20 gốc thanh long ruột đỏ trồng thử nghiệm, đến nay ông Lê Văn Tấn, 61 tuổi, hội viên Chi hội Cựu chiến binh (CCB) ấp Kiến Vàng A, xã Việt Thắng, huyện Phú Tân - Cà Mau, đã có gần 500 gốc thanh long ruột đỏ. Từ vườn thanh long này, mỗi năm gia đình ông thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.
Với ý tưởng này, chú Nguyễn Thái Bình (Chín Bình ở Phường 4 - TP Vĩnh Long) cho biết, mỗi cây đã tiết kiệm 3.000đ tiền chậu và vỉ, cây lan rút ngắn thời gian cho hoa 10-15 ngày.
Mọi người ai cũng có thể phát triển chăn nuôi, nhưng để thành công không chỉ có quyết tâm mà người chăn nuôi phải có kiến thức biết thực hiện đúng qui trình kỹ thuật; khởi nghiệp từ một con lợn nái giống và 5 con lợn thịt, sau nhiều năm lao động cần cù và tiết kiệm, ông Tráng Văn Chỉnh, 48 tuổi, dân tộc Nùng, ở thôn Nậm Hán 2, xã Cốc Ly, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thực hiện được ước mơ làm giàu ngay trên quê hương mình.
Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.
Biết chọn giống cây trồng phù hợp, anh Nguyễn Kiến Văn (sinh năm 1971 ở ấp 16, xã Long Trung, huyện Cai Lậy - Tiền Giang) đã vươn lên khá giả. Anh còn nhạy bén ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để tăng hiệu quả kinh tế vườn, tạo sản phẩm sạch, chất lượng. Nhiều năm liền, anh Văn đạt giải cao tại Hội thi trái ngon - an toàn do các tỉnh lân cận tổ chức.
Cầm trong tay 2 bằng đại học, nhưng anh Phạm Xuân Quyền (tổ 7, Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã chọn cho mình con đường làm nông dân.
Đến xã Hải Thượng (Tĩnh Gia - Thanh Hóa), hỏi thăm nhà thương binh Trương Ngọc Tuyển, ai cũng nhiệt tình giới thiệu, bởi anh là người nổi tiếng trong vùng, dù đôi chân không lành lặn nhưng đã nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương...
Để có được như hôm nay, chính là nhờ sự nỗ lực không ngừng của anh, với mong ước thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng bằng sức lao động của bản thân, chịu khó học hỏi đã giúp anh có nghị lực và luôn nhạy bén trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là cây lúa.