Đến thôn Đồng Ngầu, xã Cai Lậy, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn gặp anh nông dân Nông Văn Lợi, người dân tộc nùng sản xuất kinh doanh giỏi có tiếng cả vùng trồng na nơi đây.
Có mặt trong danh sách 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023, ông Lâm Thành Thương (xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương) là nhà nông năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường, đi đầu trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh. Trên diện tích canh tác 120 ha trồng các loại cây có múi, mỗi năm ông thu lời khoảng 10 tỷ đồng.
Bà Châu Thị Xéo ở xã Phước Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận là điển hình người phụ nữ dân tộc Chăm bằng nghị lực của mình đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu với cây măng tây xanh.
Qua nhiều năm loay hoay với những ruộng lúa không mang lại hiệu quả kinh tế, anh Nguyễn Văn Sơn ở thôn Trí Nang, xã Thạch Kênh, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh quyết định thử nghiệm với mô hình nuôi lươn đồng. Sau 6 năm khởi nghiệp với 5 bể lươn đồng, đến nay, mô hình kinh tế nuôi lươn, ốc và cua đồng của anh đã cho tổng doanh thu gần 2 tỷ đồng/năm, sau khi trừ các chi phí, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm.
Áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng dưa lưới công nghệ cao, trung bình mỗi năm thu lãi 400 triệu đồng, anh Nguyễn Huy Nhất(1984) trú tại xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai, Hà Nội là thành tấm gương sáng cho thế hệ nông dân trẻ còn đang loay hoay tìm hướng lập nghiệp ngay trên đồng ruộng quê hương mình.
Quyết tâm chuyển đất nông nghiệp bỏ hoang thành tiềm năng lợi thế, chỉ sau 10 năm, chị Nguyễn Thị Quyên ở thôn Đồng Đông xã Đại Đồng Thành huyện Thuận Thành, Bắc Ninh đã cải tạo xây dựng trang trại tổng hợp với diện tích đất trực tiếp sản xuất 8 ha, 30 ha liên kết để chăn nuôi lợn thịt theo hướng an toàn thực phẩm và phát triển mô hình cây ăn quả, đem lại tổng doanh thu 1 4 tỷ đồng mỗi năm, lợi nhuận khoảng 5 tỷ đồng.