Đi thăm vườn ổi sai trĩu quả chen trong màu hoa trắng và cành lá xanh mướt của anh Tạ Văn Hồng, 48 tuổi tại khu vực Gò Rít - Dóc Trang (xã Phú Lạc - Tuy Phong - Bình Thuận) thấy hiệu quả từ việc chuyển đổi cây trồng, vươn lên làm giàu.
Là nông dân bao đời gắn bó với đồng ruộng, anh Nguyễn Kim Tụ (thôn Tràng Cát, xã Kim An, Thanh Oai, Hà Nội) luôn nuôi dưỡng ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
“Là nông dân không ai tài hơn ai hết nhưng phải biết một yếu tố rất quan trọng chính là thị trường tiêu dùng đang cần những mặt hàng nào, đặc biệt không nên làm quá ồ ạt”, -anh nông dân chân chất Nguyễn Văn Ngọc bộc bạch.
Mô hình kinh tế tổng hợp của gia đình anh Hoàng Văn Hiệu ở xóm Nà Rầy, Xã Đức Hồng, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Có được thành công đó là nhờ sự mạnh dạn của cả gia đình khi quyết tâm lựa chọn vùng đất hoang để phát triển kinh tế.
Sau hơn 20 năm cật lực lao động, ông Phạm Văn Quất ở thôn Bằng Bộ, xã Cao Thắng, huyện Thanh Miện đã biến khu ruộng trũng cấy lúa bấp bênh thành trang trại thủy sản trù phú nhất, nhì tỉnh Hải Dương. Đó là "trang trại thủy sản vàng Dung Quất".
Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm. Thế nhưng tôi thì lại chắc chắn một điều là lương cao đấy nhưng cuối cùng mình vẫn sẽ không có gì, bởi đàn ông sống xa nhà, có đấy rồi tiêu hết, không tích luỹ được. Đấy là chưa kể lúc ốm đau một thân một mình, tội lắm. Trong khi đó ở nhà tôi có đất, có vườn, nuôi gà cũng tốt mà nuôi lợn cũng hay, chẳng nhẽ lại không làm nên cơ sự gì...
Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.
Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.
Những năm qua, gia đình bà Lê Thị Ái Thúy ở thôn Ðức Lệ A, xã Ðức Mạnh (Ðắk Mil - Đắk Nông) đã đầu tư vốn liếng để nuôi hươu, nai lấy nhung, có nguồn thu nhập ổn định.
Vụ hè thu năm nay, gia đình anh Vũ Văn Thành, thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn (Ðắk Glong - Đắk Nông) trồng 1 ha khoai lang Nhật Bản. Do được chăm sóc tốt nên khoai lang phát triển khá thuận lợi, sâu bệnh ít xảy ra, đạt sản lượng khoảng 15 tấn. Với giá hiện nay là khoảng 8.000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất, đạt thu nhập 60 triệu đồng/ha.