Từng làm việc trong một doanh nghiệp ngành Than với mức lương ổn định trên 7 triệu đồng/tháng thế nhưng Đinh Hữu Hiền (khu 6, phường Bắc Sơn, TP Uông Bí, Quảng Ninh) đã quyết định nghỉ việc để về nhà nuôi gà. Anh Hiền tâm sự: Thời điểm cách đây 5 năm, 7 triệu cũng là to, với mức thu nhập ấy nhiều người muốn xin vào làm. Thế nhưng tôi thì lại chắc chắn một điều là lương cao đấy nhưng cuối cùng mình vẫn sẽ không có gì, bởi đàn ông sống xa nhà, có đấy rồi tiêu hết, không tích luỹ được. Đấy là chưa kể lúc ốm đau một thân một mình, tội lắm. Trong khi đó ở nhà tôi có đất, có vườn, nuôi gà cũng tốt mà nuôi lợn cũng hay, chẳng nhẽ lại không làm nên cơ sự gì...
Nằm cách xa tuyến Quốc lộ 1A với mức sống tương đối thấp, nhưng mấy năm nay, nhờ chuyển đổi mô hình sản xuất, nhất là đầu tư mô hình nuôi chim cút, hàng chục hộ dân ở tổ 20, phường Thủy Dương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên Huế) đã có được nguồn thu ổn định, đời sống kinh tế khấm khá hơn.
Đó là anh Nguyễn Mộng Hùng, ở thôn Trà Sơn, xã Tây An (huyện Tây Sơn - Bình Định). Từ hoàn cảnh kinh tế khó khăn, anh Hùng đã vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi gà. Trang trại của anh có diện tích 1 ha, nuôi trên 4.000 con gà, cùng hệ thống lò ấp. Anh Hùng nuôi gà theo kiểu bán công nghiệp, vừa nuôi chuồng vừa nuôi thả. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng quy mô, bài bản, có hệ thống chiếu sáng và cung cấp nước tự động, luôn duy trì nhiệt độ phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh cho gà.
Những năm qua, gia đình bà Lê Thị Ái Thúy ở thôn Ðức Lệ A, xã Ðức Mạnh (Ðắk Mil - Đắk Nông) đã đầu tư vốn liếng để nuôi hươu, nai lấy nhung, có nguồn thu nhập ổn định.
Vụ hè thu năm nay, gia đình anh Vũ Văn Thành, thôn Quảng Tiến, xã Quảng Sơn (Ðắk Glong - Đắk Nông) trồng 1 ha khoai lang Nhật Bản. Do được chăm sóc tốt nên khoai lang phát triển khá thuận lợi, sâu bệnh ít xảy ra, đạt sản lượng khoảng 15 tấn. Với giá hiện nay là khoảng 8.000 đồng/kg, trừ chi phí sản xuất, đạt thu nhập 60 triệu đồng/ha.
Ông Y Tớ Byă (tên thường gọi là Ama H Nga) ở buôn Tliêr, xã Hòa Phong (Krông Bông - Đắk Lắk) là điển hình vượt khó, làm giàu, được bà con trong xóm ngoài làng thán phục.
Từ một hộ nghèo có cuộc sống kinh tế khó khăn, nhờ áp dụng hiệu quả mô hình chăn nuôi bò sinh sản,đến nay gia đình ông Bùi Văn Bảo ở xóm Đồng Bái, xã Đú Sáng (Kim Bôi - Hòa Bình) là hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng từ việc bán bò, bê.
Anh Phan Văn Mãi ở thôn 7 Nam, xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) được nhiều người biết đến là một nông dân làm kinh tế giỏi từ chăn nuôi tổng hợp: cá lóc, cá trê, bò, heo, vịt. Trang trại tổng hợp của anh đạt hiệu quả cao và được người dân địa phương học hỏi, áp dụng.
Doanh thu trên 12 tỷ đồng một năm, con số ấy thực sự rất lớn đối với một nông dân.
Cách pha trộn thức ăn với lá cây bạch đàn rất đơn giản, không chỉ phòng ngừa bệnh heo tai xanh hiệu quả mà còn giúp người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí tiêm phòng vắc xin khá lớn.