Với nghị lực phi thường, anh Đặng Anh Tuấn (sinh năm 1957), trú ở xã Xuân Sơn, huyện Đô Lương (Nghệ An) đã một mình chinh phục những quả đồi hoang lập trang trại. Giấc mơ được sánh vai với những tỷ phú nông dân trên thế giới của anh đã trở thành hiện thực…
Sau hơn 10 năm phát triển, trang trại chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn thịt của gia đình anh Lê Văn Khánh, xã Linh Sơn đã trở thành một trong số ít các địa chỉ cung cấp lợn thương phẩm quy mô lớn của huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên). Trang trại này đã đem lại cho gia đình anh lợi nhuận gần 400 triệu đồng mỗi năm.
Từ một cựu chiến binh của Viện nghiên cứu vũ khí hóa học về quê sinh sống, ông Nguyễn Văn Lợi (xóm 5, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã vươn lên làm giàu từ cây nấm trên quê hương mình.
Từ hộ nghèo, nhờ áp dụng mô hình chăn nuôi bò sinh sản, đến nay gia đình ông Nguyễn Văn Thơm, ngụ ấp Bà Tiên 1 (Phú Đông, Tân Phú Đông - Tiền Giang) đã trở thành hộ điển hình trong phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Từ gần 10 năm nay, gia đình anh Hoàng Văn Sinh ở thôn Đè E, xã Lê Lợi, Hoành Bồ (Quảng Ninh) được nhiều người biết đến như một điểm sáng đi đầu trong việc đưa các giống cây nông sản mới về trồng và phát triển trên địa bàn huyện.
Là nông dân đầu tiên thực hiện mô hình trồng hồ tiêu mang lại hiệu quả cao trên đất Hoài Nhơn, ông Nguyễn Tình ở thôn Hội Phú, xã Hoài Hảo chia sẻ: “Từ suy nghĩ cần phải thực hiện mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cụ thể là chuyển những cây trồng kém hiệu quả như điều, mỳ sang trồng hồ tiêu, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình mình, vừa để bà con ở địa phương tham quan học hỏi để cùng thực hiện”.
Mới đi vào sản xuất hơn 1 năm, sản phẩm sứa ăn liền Cửa Việt do chị Nguyễn Thị Thiếc, thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt (Gio Linh, Quảng Trị) đã có mặt hầu khắp các tỉnh, thành phố trong nước. Không chỉ được người tiêu dùng ưa chuộng, cuối năm 2013, sản phẩm sứa ăn liền của chị Thiếc vinh dự được Liên hiệp khoa học doanh nhân Việt Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ - Cục Công tác phía Nam trao Huy chương vàng chất lượng Việt Nam phù hợp tiêu chuẩn.
Ông Nguyễn Văn Chiểu, xã Gia Tân 2 (huyện Thống Nhất - Đồng Nai) nổi tiếng là người đi tiên phong sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi với quy mô lớn tại Đồng Nai. Hiện trang trại của ông đang có 500 heo nái, 3 ngàn heo thịt và đang đầu tư mở rộng trại, tăng đàn thêm 1 ngàn heo thịt.
Từng thuộc diện nghèo khó ở địa phương, nhưng bằng sự nỗ lực của bản thân, vợ chồng anh Ngô Kim Long (SN 1976) ở thôn Nho Lâm, xã Hòa Quang Bắc (Phú Hòa - Phú Yên) đã vươn lên thoát nghèo, trở thành nông dân sản suất kinh doanh giỏi nhờ nuôi trâu.
Trong khi tình hình dịch cúm gia cầm khiến nhiều người chăn nuôi không bán được gà, thì hiện nay đàn gà của gia đình ông Hoàng Trí Sênh ở xã Ba Cụm Nam – huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong huyện, trung bình mỗi tháng ông xuất chuồng trên 1.000 con gà giống và gà thịt. Ngoài ra, ông Sênh còn được nhiều người biết đến với mô hình vườn ao chuồng cho thu nhập hơn 500 triệu đồng một năm. Từ thành phố Nha Trang lên huyện Khánh Sơn lập nghiệp năm 2008, với tinh thần ham học hỏi và sự sáng tạo, ông đã biến những khó khăn, khắc nghiệt tại thôn Hòn Gầm, xã Ba Cụm Nam thành yếu tố thuận lợi để trồng trọt, chăn nuôi.