Với khát khao vươn lên phát triển kinh tế, bằng nghị lực và tinh thần cầu tiến không ngừng học hỏi, ông Đinh Văn Trẻ (1932) dân tộc H're ở thôn Làng Chai, xã Sơn Ba (Sơn Hà - Quảng Ngãi) đã gầy dựng nên trang trại nuôi trâu, bò trên chính mảnh đất quê hương mình với quy mô lên đến hơn cả trăm con.
Thất bại là điều thường xảy ra đối với mỗi người trong cuộc sống. Thành công của chúng ta ngày hôm nay đều đã phải trải qua không ít những vấp ngã, những thất bại trước đó. Điều quan trọng mỗi người phải có niềm tin, ý chí nghị lực sự quyết tâm để mạnh mẽ đứng lên vượt qua, chiến thắng thất bại của chính bản thân mình. Đó là ý chí nghị lực của người nông dân- ngư dân Trần Văn Diệm đến từ xóm 8 xã Kim Chính huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Ông là một trong mười gương nông dân điển hình tiêu biểu nhất trong số 143 điển hình nông dân vừa vinh dự được nhận bằng khen của chủ tịch tỉnh Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình trong buổi Lễ tôn vinh điển hình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình lần thứ nhất.
Với quyết tâm và hăng say làm giàu không cam chịu đói nghèo, gia đình ông đã đi lên từ mảnh đất hoang vu, đó là ông Trịnh Văn Tiến, Chi hội trưởng chi Hội Nông dân thôn 12 xã Đông Sơn thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Từ một vùng hoang hoá, chua phèn không thể sản xuất, những người nông dân chăm chỉ ở xã Hưng Lộc, thành phố Vinh đã biến thành một vùng trù phú với những mô hình nuôi cá - lợn - gà - vịt mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Đó chính là ông Lê Văn Lượng tổ 6 phường Thịnh Lang, thành phố Hòa Bình (Hòa Bình), đã mạnh dạn đưa giống đà điểu về nuôi ngay giữa trung tâm thành phố.
Mấy năm gần đây, khi đời sống khá lên thì người tiêu dùng lại có xu hướng ưa chuộng các món ăn đồng quê, dân dã. Nắm bắt thị hiếu trên, nhiều hộ dân ở huyện Phước Long (Bạc Liêu) đã đầu tư phát triển mạnh mô hình nuôi ếch. Đi đầu phải kể đến ông Hồ Văn Bảy (xã Hưng Phú, huyện Phước Long).
Bằng tinh thần tự lực tự cường, nông dân Mấu Văn Gớ (50 tuổi) ở xã Phước Chiến (huyện Thuận Bắc, Ninh Thuận) vươn lên làm giàu, bảo đảm cuộc sống gia đình no ấm nhờ chăn nuôi gia súc.
Cái tên núi Trọc, nằm ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành - Quảng Ngãi), gắn liền với một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Ấy vậy mà qua đôi bàn tay của anh Nguyễn Đức Tuệ, nơi đây đã trở thành mảnh đất “xanh” cho cây dược liệu cà gai leo sinh sôi và trở thành “sinh kế” cho hàng chục hộ dân ở Nghĩa Hành.
Thấm nhuần lời dạy của Bác “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, hội viên nông dân Puih Buih ở làng Thong Yó, xã Ia Kênh (thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều chuyển biển tích cực trong suy nghĩ, thể hiện bằng những việc làm cụ thể, phát triển kinh tế gia đình vững mạnh, xây dựng làng Thong Yó giàu đẹp, văn minh, góp phần vào việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Ia Kênh.
Trong những năm qua, nhờ nguồn vốn vay của Quỹ Hỗ trợ nông dân đã giúp cho nhiều gia đình hội viên nông dân có nguồn vốn đầu tư trong chăn nuôi, cải tạo, thâm canh cây trồng, mạng lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào công tác giảm nghèo, vươn lên làm giàu. Điển hình như gia đình hội viên nông dân Nguyễn Thị Chính, thôn Gò Củi, xã Nhữ Hán, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.