Chị là Nguyễn Thị Kim Mai(sinh năm 1957), Ấp 1, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai. Vốn là giáo viên và chưa từng cầm đến cây cuốc, chị tình cờ bén duyên với cây mãng cầu. Năm 2011, trong một lần ra Bắc lên Lạng Sơn thăm người nhà, chị thấy một cây mãng cầu (na) lai mãng cầu rừng cho quả to gấp ba lần bình thường, hạt ít và lép, chị đã mua cây đó với giá 8 triệu đồng mang về Đồng Nai.
Mô hình trang trại tổng hợp của anh Dương Thái Xuân Tuấn ở thôn Phường Thuốc, xã Tiên Phong, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam được đánh giá là mô hình nông nghiệp tiêu biểu của địa phương.
Món thịt thỏ chế biến ngày càng phổ biến tại các siêu thị, nhà hàng, cùng với sự quan tâm của người tiêu dùng trong việc lựa chọn loại thực phẩm sạch, có lợi cho sức khỏe đã khiến nuôi thỏ đã và đang là xu hướng được nhiều nông dân lựa chọn nuôi. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình nuôi lợn, bò… sang nuôi thỏ, anh Nguyễn Đức Thung (huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội) cho thu nhập nửa tỷ đồng mỗi năm.
Đến thăm mô hình trồng bưởi của anh Lầu Sy Nịp ở thôn 5, xã Long Bình, huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước, nhìn cơ ngơi khang trang rộng lớn với vườn bưởi da xanh có quy mô mấy chục ha trải dài xanh ngút tầm mắt, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi biết anh là người dân tộc mà có những hướng đi táo bạo trong sản xuất kinh doanh để vươn lên làm giàu.
Năm 1990, gia đình chị từ vùng miền núi phía Bắc vào Đắk Lắk xây dựng kinh tế mới, chọn thôn 6A xã Ea Wy, huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk là nơi định cư để phát triển kinh tế. Những năm đầu chưa quen với khí hậu, thổ nhưỡng vùng đất mới, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn do tập quán canh tác và do đất bạc màu nên việc trồng cây ngắn ngày như bắp, đậu, lúa cho năng suất thấp.
Xã Liêng Srônh là một trong những xã nghèo của huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng với hơn 75% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, bên cạnh cây cà phê, nhiều loại cây trồng khác như chanh, bưởi, sầu riêng... được bà con nông dân trên địa bàn xã đưa vào trồng, cho kết quả tích cực cả về năng suất lẫn chất lượng. Mô hình trồng chanh không hạt của anh Lâm Xuân Phát ở thôn 2, xã Liêng Srônh, huyện Đam Rông là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao, được nhiều người dân đến tham quan, học hỏi để nhân rộng.
“Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng”, câu tục ngữ của ông cha bao đời nay ám chỉ công việc việc trồng dâu nuôi tằm còn sớm hôm vất vả hơn rất nhiều so với nghề làm ruộng. Nhưng với anh Nguyễn Duy Dũng, hội viên chi Hội Nông dân thôn Thượng Hộ Trung, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình thì lại lựa chọn nghề khó nhọc này để làm giàu.