Hướng Hóa- nơi cộng đồng sức mạnh tinh thần đoàn kết của đồng bào dân tộc Vân Kiều, PaKô, Kinh. Họ đã sống và hòa lẫn vào nhau, bổ sung cho nhau để phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng quê hương, làm thay đổi diện mạo huyện nhà.
Ông Nguyễn Duy Mẫn ở ấp An Hoà, xã An Hảo (An Giang) là một trong những người dân nhận khoán chăm sóc rừng cho Hạt Kiểm lâm ở vùng Núi Cấm khi từ Huế di cư vào Nam ngay từ những ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Nhờ có đất rừng mà gia đình ông mới có điều kiện cải thiện cuộc sống. Từ trồng rau, màu dưới tán cây lúc còn nhỏ, rồi đến trồng xen cây ăn trái khi cây rừng đã vươn cao. Nhiều năm qua, ông Mẫn đã tận dụng đất trống dưới tán cây để trồng cỏ nuôi Nai. Mô hình này đã giúp gia đình ông thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Nhiều nông dân ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu chọn nuôi cá chình để phát triển kinh tế bởi cá chình dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ... Với giá bán từ 460.000 - 520.000 đồng/kg, cá chình trở thành loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là đầu ra tương đối ổn định.
Năm 2007, sau khi dự lớp tập huấn chăn nuôi bò sữa do Hội Nông dân xã tổ chức và tham quan các trại nuôi bò ở TP. Hồ Chí Minh, chị Mạch Thị Trường Xuân (ngụ ấp Tân Tỉnh A, xã Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang) đã quyết định chuyển hướng từ nuôi heo, bò thịt sang nuôi 5 con bò sữa.
Sau 10 năm chuyển đổi phát triển kinh tế, đến nay, gia đình anh Giàng A Chinh, hội viên nông dân ở bản Nậm Lộng, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, Sơn La đã có diện tích cây sơn tra gần 20 ha, cho thu nhập trên 300 triệu đồng mỗi năm.
Tận dụng những chân ruộng 1 vụ, gia đình chị Bùi Thị Vui, xóm Lạng, xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) phát triển mô hình chăn nuôi gà thả đồng, tăng thu nhập cho gia đình.
Qua 3 năm khởi nghiệp, nhờ cần cù, chịu khó, biết ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi, đến nay, anh Vương Minh Quốc (xã Bình Tân, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) đã gầy dựng được đàn bò giống lai chất lượng cao với tổng số 17 con, bao gồm: Bò Cọp (Mỹ), Siêu Xám (Pháp) và Limosine (Anh); trong đó bò cái giống (đã gác nọc) có giá trên 55 triệu đồng/con, bò đực nuôi trong 8 tháng có thể đạt trọng lượng trên 200 kg, giá bán khoảng 25 triệu đồng/con...
Với việc nuôi từ 1.500 - 2.000 con trăn trên đệm lót sinh học (ĐLSH), trừ đi các khoản chi phí anh Lê Minh Đường, ở ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang thu lợi nhuận trên 1 tỉ đồng.
Mạnh dạn thử nghiệm trồng cây thanh long ở U Minh Hạ đã đem về cho hai anh em nông dân miền Tây cả tỷ đồng mỗi năm.
Hiện nay, cua xanh thương phẩm được coi là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả. Những năm gần đây, bà con vùng nuôi trồng thủy sản xã Xuân Hải, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên đã đưa vào nuôi bằng hình thức nuôi đơn hoặc nuôi ghép đối tượng khác, đem lại hiệu quả khá cao.