Những năm gần đây, người dân xã Phú Hựu, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn chuyển đổi những mảnh vườn tạp không hiệu quả sang trồng các loại cây ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó chuối cau được xem là một loại cây cho thu nhập khá ổn định. Theo ước tính, mỗi năm 1ha đất trồng chuối cau có thể cho thu nhập trên dưới 100 triệu đồng.
So với các xã khác trong huyện Nho Quan của tỉnh Ninh Bình thì Xích Thổ là một trong những xã miền núi nghèo, có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, với địa hình chủ yếu là đất đồi núi xen kẽ đất nông nghiệp, sản xuất kinh tế kém hiệu quả. Câu chuyện làm giàu của nông dân Đinh Quang Bảng ở thôn Trung Chính, làm giàu trên mảnh đất cằn cỗi không chỉ là niềm tự hào của riêng ông và gia đình mà còn là niềm tự hào của cả thôn. Giờ đây, thu nhập của gia đình ông vào khoảng trên 700 đến 800 triệu đồng mỗi năm từ việc kinh doanh con giống, lợn thịt, thức ăn chăn nuôi, bao tiêu cả sản phẩm…. Có được cơ ngơi như ngày hôm nay là mồ hôi, công sức của cả gia đình ông nhiều năm tìm hướng thoát nghèo.
Sau 8 năm gắn bó với mô hình phát triển kinh tế trang trại đã đem lại cho gia đình chị Hoàng Thị Cúc (khu 1/5 thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) cuộc sống ổn định. Chỉ tính riêng năm 2014, thu nhập của gia đình chị sau khi trừ chi phí đạt hơn 600 triệu đồng.
Năm 2010, từ đôi vịt trời vướng vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đem về nuôi và thuần hóa. Sau khoảng bảy tháng, vịt trời đẻ lứa trứng đầu tiên, anh Dần đem trứng cho gà ấp để nhân giống. Sau bốn tháng chăm sóc, lứa vịt trời đầu tiên được xuất bán với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/con. Trước hiệu quả kinh tế nhờ nuôi vịt trời đem lại, anh Dần đã tăng quy mô đàn.
Giữa mùa khô, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Toán, xã Lộc Tấn (Lộc Ninh - Bình Phước) - là hộ có thu nhập tiền tỷ mỗi năm từ trồng cam, quýt. Ông Toán nói: “Tôi vốn đam mê nghề buôn trái cây tại huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long. Trong một chuyến thăm người thân tại Lộc Ninh, tôi thấy thổ nhưỡng phù hợp nên vận động vợ con lên đây đầu tư trồng cam”.
Chị Nguyễn Thị Huệ ở tổ dân phố số 3A, thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai là người có nhiều công sức trong việc sáng lập ra Chi hội thảo quả Sa Pa. Nhờ đó đã góp phần làm cho người dân ở đây yên tâm sản xuất, tích cực phát triển cây thảo quả, cải thiện đời sống.
Nhiều năm liền, anh Đoàn Văn Tâm ở ấp Mỹ Vĩnh, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang đã chủ động xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, khắc phục tình trạng "được mùa, rớt giá", góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình.
Vườn lan vũ nữ đang khoe sắc vàng rực đã mang về cho nhà nông Trần Chung Thứ ở Quảng Hiệp, Hiệp Thạnh, Đức Trọng (Lâm Đồng) thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Nhờ liên kết trong sản xuất nên hiện nay gia đình anh Trần Chung Thứ vẫn gắn bó và sản xuất bền vững cây lan vũ nữ để có thu nhập ổn định.
Thời gian qua, bên cạnh sự hỗ trợ quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều hộ dân nghèo ở tỉnh Ninh Bình đã phát huy tinh thần vượt khó, vươn lên và trở thành gương sáng trong phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi. Ông Nguyễn Văn Phích hội viên chi hội Trường An, Hội Nông dân xã Trường Yên – Hoa Lư – Ninh Bình là một trong những điển hình đó.
Nhờ mạnh dạn áp dụng kỹ thuật vào cải tạo vườn nhãn đã già cỗi, đến nay gia đình ông Vũ Văn Dưỡng, 55 tuổi ở bản Hải Sơn II, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã (Sơn La) đã có cuộc sống khá giả, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.