Vĩnh Hảo (Tuy Phong - Bình Thuận) là một vùng đất khô cằn, nắng nóng, lượng mưa hàng năm rất thấp, chỉ phù hợp với nghề làm muối, sản xuất tôm giống. Nhận thấy được điều đó, gia đình ông Huỳnh Tám đã gắn bó với nghề làm muối suốt mấy chục năm nay và đã trải qua nhiều gian nan vất vả. Từ nghèo khó đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình và mạnh dạn đầu tư vốn thuê đất mở rộng diện tích, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất muối.
Về ấp Tiền, xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, TP.HCM hỏi thăm nhà chị Trần Thị Trang, nông dân sản xuất rau ăn quả thì gần như bà con quanh đó đều biết. Mặc dù còn trẻ, sinh năm 1982 nhưng chị đã có thâm niên gắn bó với nghề nông khá lâu với cây trồng chính là rau ăn quả.
Hoa thiên lý đang là món ăn rất được ưa chuộng tại các nhà hàng, khách sạn, quán cơm. Loại cây trồng này dễ chăm sóc, lợi nhuận cao nên nhiều hộ dân ở xã Vĩnh Thành (Châu Thành - An Giang) đã đầu tư mở rộng diện tích vườn tạp để trồng cây thiên lý.
Bưởi là một trong những loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, được TP Hà Nội ưu tiên đầu tư phát triển. Với giá trị thu nhập trung bình đạt 400 - 500 triệu đồng/ha/năm, những năm gần đây, cây bưởi đã giúp nông dân các huyện ngoại thành vươn lên làm giàu.
Đăk Gằn là một xã thuộc huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông. Không giống với đại đa số những vùng khác của Tây Nguyên, đất đai nơi đây vốn rất cằn cỗi, chủ yếu là đất đồi dốc và đất pha đá nên rất khó khăn trong quá trình canh tác nông nghiệp.
Nhận thấy nấm bào ngư khá dễ trồng, phù hợp điều kiện địa phương và khả năng đầu tư của gia đình nên anh Phan Khắc Trung ở ấp Tân Phước, xã Tân Bình, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long đã bỏ vốn đầu tư 9.000 bịch nấm bào ngư trồng theo kiểu chất phôi lên kệ.
Là Phó Bí thư xã Đoàn, anh Phạm Tư luôn ý thức được vai trò tiên phong của một người cán bộ thanh niên trong viêc triển khai phong trào xung kích phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ Tổ quốc và đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp. Ở tuổi 30, anh Tư có trong tay một cơ ngơi gồm 8 ha cao su, 2 ha tiêu, 2 sào ao nuôi cá và đàn bò trên 50 con.
Thanh long ruột đỏ là loại cây ăn trái giá trị xuất khẩu, hiệu quả kinh tế cao và đang có nhu cầu rất lớn ở thị trường trong và ngoài nước. Thanh long ruột đỏ đang phát huy lợi thế và hiệu quả kinh tế tại các tỉnh thành trong cả nước như: Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long,… và giờ đây đang phát huy lợi thế tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Ông Nguyễn Trọng Sơn ở xóm Cầu, xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là một tấm gương nông dân điển hình đã xây dựng thành công mô hình gia trại chăn nuôi tổng hợp, vươn lên trở thành triệu phú.
Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chuyển đổi mô hình từ trồng lúa sang nuôi vịt, gà, cá, trang trại rộng 4760 m2 của ông Nguyễn Văn Ngọc - hội viên nông dân thôn Văn Bòng - xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình cho thu nhập 300 triệu đồng mỗi năm.