00:00 Số lượt truy cập: 2998284
Nông dân sản xuất giỏi

THÀNH CÔNG BỞI TƯ DUY "LỆCH"

Chúng tôi đến thăm trang trại gia đình ông Tống Việt Lư - hội viên nông dân xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Với tư duy lệch "mình phải trồng khác người" mới có lãi nên chỉ với diện tích hơn 2 ha chuyên trồng cà chua, cà chua nhót, cải bắp, xu hào...đều được trồng trái vụ mỗi năm đã đem lại cho gia đình ông trên 500 triệu đồng thu nhập. 


Nông dân chăn nuôi giỏi

Nông dân Ðào Văn Mẫn, ở thôn Tú Dương - xã Mỹ Hiệp (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, được UBND tỉnh tặng Bằng khen về thành tích trồng trọt và chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nhất là chăn nuôi heo gia trại, thu lãi 300 - 400 triệu đồng/năm.


DÁM THAY ĐỔI ĐỂ "THOÁT NGHÈO"

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chi hội trưởng hội nông dân thôn Đông Cường - xã Văn Hải - huyện Kim Sơn không những là một trong những hội viên nông dân điển hình đầy nghị lực thoát nghèo vươn lên làm giàu của xã Văn Hải mà còn là một trong những người đi tiên phong trong phòng trào xây dựng nông thôn mới tại địa phương. 


Ổn định cuộc sống nhờ nuôi thỏ cao sản

Thời gian gần đây, anh Nguyễn Văn Hiệp, ở khu phố Phú Hội, phường Vĩnh Phú, TX. Thuận An, tỉnh Bình Dương đã thành công với mô hình nuôi thỏ cao sản, góp phần ổn định cuộc sống gia đình.


Làm giàu nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã theo hướng đa dạng và chuyên canh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị trên một đơn vị diện tích, anh Nguyễn Đình Huy, hội viên nông dân Chi Hội Phú Ngạn, xã Cam Thanh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trồng rau màu sang trồng cây ăn quả, bước đầu cho thu nhập ổn định, góp phần cải thiện đời sống.


Trại đà điểu đầu tiên ở Nghệ An

Chị Võ Thị Hằng ở xã Diễn Phú (Diễn Châu) đã trở thành chủ một trang trại chăn nuôi đà điểu đầu tiên ở Nghệ An. Tuy mới chỉ qua 18 tháng nuôi nhưng mô hình trang trại đà điểu đã cho thấy phù hợp với khí hậu, đà điểu phát triển nhanh và cho thu nhập cao ở Diễn Châu Nghệ An.


Làm giàu trên vùng tái định cư

Biến đất hoang thành trang trạiSau khi nhường lại toàn bộ vườn tược, đất sản xuất nông nghiệp phục vụ các dự án tại Khu kinh tế Vũng Áng để chuyển lên sống ở vùng tái định cư mới, nhiều hộ dân nghèo ở phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng biến vùng đất mới dưới chân dãy núi Hoành Sơn vốn hoang vu, hẻo lánh thành những mô hình trang trại phát triển sản xuất chăn nuôi, trồng trọt mang về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.


Làm giàu từ trang trại tổng hợp

Trước khi làm trang trại, vợ chồng bà Vũ Thị Thái (khu 2, phường Hà An, TX Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) đã phải bươn chải làm nhiều nghề để kiếm sống. Năm 2002, khi có ít vốn tiết kiệm, vợ chồng bà mới bắt đầu tính chuyện làm trang trại. Từ sự hỗ trợ của Nhà nước, gia đình, bà đã bỏ vốn đầu tư 9ha ao nuôi tôm quảng canh khu vực ngoài đê phường Hà An, nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Đến năm 2008, gia đình bà quyết định thuê lại hơn 13ha đất khu vực phía trong đê Hà An để đầu tư trang trại chăn nuôi gia cầm kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Mảnh đất mà vợ chồng bà Thái thuê để làm trang trại ngày đó là khu đầm lầy hoang hoá, cỏ mọc um tùm. Thế nhưng, dưới bàn tay cải tạo của vợ chồng bà Thái, đã dần biến nơi đây thành vùng trù phú như hôm nay.


Nuôi gà thảo dược

Bà Cao Thị Ten ngụ tại ấp 2, xã Phú Ngọc (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) là nông dân đi tiên phong trong việc nuôi gà thảo dược. Không chỉ thành công trong sản xuất, bà chủ động tìm kiếm doanh nghiệp (DN) bao tiêu sản phẩm với giá tốt, ổn định.


Chị Thị Thuận làm giàu từ nuôi cá

Chị Thị Thuận (người dân tộc M’nông) ở bon Đăng K’liêng, xã Quảng Tín (Đắk R’lấp, Đắk Nông) không ngừng học hỏi để ước mơ làm giàu thành hiện thực trên chính mảnh đất mình đang sinh sống.


<< < 85 86 87 88 89 > >>