Có dịp về xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận, được nghe người dân nơi đây khen ngợi anh Trần Việt Thí là người có chí làm giàu, chúng tôi mới vượt qua 4 km đường toàn cát, nhiều đoạn phải xuống xe dắt bộ để đến tới trang trại của anh.
Cùng suy nghĩ của người dân thôn Đông Phù, xã Phú Lâm (Tiên Du- Bắc Ninh), bước vào thời kỳ đổi mới, ông Nguyễn Văn Hiểu nuôi ý chí làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Cù Lao Dung là huyện vùng sâu của tỉnh Sóc Trăng, bà con chủ yếu sống bằng nghề nông và nuôi trồng thủy sản. Gần đây, nhờ sản xuất theo các mô hình mới, nhiều gia đình đã có của ăn của để. Trong đó, anh Lê Thành Phương ở ấp Phước Hòa A, thị trấn Cù Lao Dung nổi lên là điển hình nông dân sản xuất giỏi, giàu nghị lực và năng động.
Những năm trước, mỗi khi thu hoạch xong lúa mùa, người dân xã Tiên Ngoại (Duy Tiên - Hà Nam) thường bỏ không đồng ruộng chờ tới vụ đông xuân. Mấy năm nay, từ khi đưa cây đậu tương vào sản xuất, cuộc sống của người dân nơi đây đã bước sang trang mới.
Trong lúc năng suất sữa bò ở Việt Nam chỉ đạt trung bình bốn tấn/chu kỳ 305 ngày, con nào năng suất cao nhất cũng chỉ đạt sáu đến mười tấn sữa/chu kỳ thì bò mang số hiệu 03548 của gia đình bà Vũ Thị Ðáng ở khu 70 thị trấn Nông trường Mộc Châu, tỉnh Sơn La đạt gần 15 tấn sữa/chu kỳ, được coi là con bò có sản lượng sữa kỷ lục ở nước ta hiện nay.
Đó là trang trại của anh Hoàng Văn Ninh, sinh năm 1970, dân tộc Sán Chí, ở xóm Khuân U, xã Na Mao (Đại Từ).
Đến huyện Hoành Bồ để tìm điển hình nông dân sản xuất giỏi không còn là một việc khó. Đặc biệt, trong lĩnh vực trồng hoa, đã có rất nhiều hộ gia đình phát triển và làm giàu từ nghề này. Dương Văn Toàn, một đảng viên trẻ ở thôn An Biên II, xã Lê Lợi là một điển hình phát triển nghề trồng hoa tại địa phương.
Vốn là lái xe của Tiểu đoàn Huấn luyện Sư 367 Quân chủng Phòng không, ông Hoàng Duy Hoàn, 60 tuổi, thôn Yên Phú 1, xã Chưrôh Pơnan, huyện Phú Thiện sau ngày xuất ngũ, đã chọn Gia Lai làm nơi lập nghiệp. Hiện nay, ông là chủ một trang trại hơn 10 ha với nhiều loại cây và gia súc đang trong thời kỳ cho lợi nhuận cao.
Đợt thử nghiệm đầu tiên trồng 200 gốc đu đủ trên đất ruộng, anh Trương Văn Hiền ở tổ 3, ấp 2, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã thu kết quả không ngờ. Bình quân mỗi cây cho trên 60 kg, giá trung bình 4.000 đồng/kg, anh thu về gần 50 triệu đồng. “Thừa thắng xông lên”, năm 2009 anh tiếp tục mở rộng diện tích 0,7ha, trồng 1.700 cây đu đủ và hiện cây sắp đến ngày thu hoạch…
Thị trấn Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi có thế mạnh về sản xuất lúa, chăn nuôi và nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế. Những năm qua được sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều nông dân đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó kinh tế địa phương ngày càng phát triển hơn. Điển hình trong số những nông dân làm kinh tế giỏi của thị trấn Châu Hưng là ông Giang Đông Nuol ngụ tại ấp Nhà Thờ với mô hình nuôi cá bống tượng theo hình thức dây chuyền khép kín. Ông Nuol cho biết, với diện tích nuôi cá bống tượng của gia đình là 2000 m2 chia làm 4 ao, ông đã nuôi cá bống tượng được 4 năm nay và năm nào ông cũng thu lãi từ 40 – 50 triệu đồng. Năm 2009, ông thu hoạch được gần 510 kg cá bống tượng thương phẩm (với giá bán trung bình 250 – 400 ngàn đồng/kg) cho thu nhập 168 triệu đồng, sau khi trừ chi phí lãi hơn 70 triệu đồng.