Không chỉ là người khởi động phong trào chăn nuôi tập trung theo hướng hàng hóa, xa khu dân cư, anh Nguyễn Trọng Long còn được biết đến là người nông dân đầu tiên của xã Tân Ước, huyện Thanh Oai (Hà Nội) thành lập công ty trong lĩnh vực chăn nuôi. Hiện nay, trại lợn nái siêu nạc thuộc Công ty CP Chăn nuôi và Dịch vụ Hoàng Long mà anh đang điều hành đã giải quyết việc làm cho 20 lao động với mức lương 2,1 triệu đồng/người/tháng.
Anh Phạm Văn Hà (36 tuổi), ở thôn Trà Kiệu Tây, xã Duy Sơn (Duy Xuyên - Quảng Nam) trở thành người nuôi gà rừng chuyên nghiệp đã cung cấp cho thị trường khoảng 500 con gà rừng giống, cho doanh thu mỗi năm gần 200 triệu đồng. Hiện đàn gà của anh còn lại hơn 100 con lớn nhỏ và tiếp tục phát triển.
Hợp tác gia công nuôi heo thịt là mô hình đạt hiệu quả cao. Qua hợp tác, người chăn nuôi sẽ được chuyển giao công nghê nuôi heo tiên tiến, ngoài ra, còn tạo được vịêc làm, tăng thu nhập, cung cấp thực phẩm cho xã hội.
Trang trại anh Nguyễn Thanh Hoàng, thôn 9, xã Tam Mỹ Tây (Núi Thành - Quảng Nam) rộng 2 ha, trông chẳng khác một “miệt vườn Nam Bộ” với nhiều loại cây ăn quả có giống ở miền Tây Nam Bộ, kết hợp với mô hình nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao.
Ông Vàng A Súa tại thôn Tàng Ghênh - xã Xà Hồ - Huyện Trạm Tấu (Yên Bái) năm nay đã 69 tuổi nhưng là một tấm gương điển hình sản xuất giỏi trong thôn nhờ nghe theo sự hướng dẫn của cán bộ khuyến nông.
Về xóm Núi Đất, thôn Mỹ Thạnh Trung 2, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa (Phú Yên) hỏi mọi người xung quanh, ai cũng biết anh Lưu Minh Hoàng - 50 tuổi là người làm ăn giỏi nhất từ chuyển đổi cây trồng vật nuôi.
Sẽ không quá lời khi khẳng định nuôi rắn là nghề nguy hiểm. Thế nhưng, ông Vũ Văn Khoa ở thôn Quýt, xã Tân Mộc (Lục Ngạn - Bắc Giang) khiến chúng tôi thực sự khâm phục bởi niềm đam mê với nghề dù có thời gian ông từng đập bể nuôi rắn khi bị rắn cắn tới 3 lần.
Ở xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) rất nhiều người biết đến chị Lường Thị Hồng Chung, dân tộc Thái, 35 tuổi là hội viên Hội Phụ nữ bản Chao Hạ. Chị là một tấm gương sáng trong lao động sản xuất và là một trong những người đi đầu thực hiện Dự án phát triển chăn nuôi theo quy mô trang trại bước đầu đã mang lại giá trị kinh tế cao.
"Tôi muốn làm giàu cho bản mình" - đó là nghĩ lớn, và Vàng Seo Sín bắt đầu từ việc rất nhỏ: chăn lợn để làm giàu...
Sau đại thắng mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giải phòng, đất nước độc lập. Những người lính chiến đấu trong quân đội trở về với quê hương, gia đình mình. Người thì lo làm kinh tế, người thì tiếp tục phục vụ cho địa phương nơi mình sinh sống. Vào những ngày này, chúng tôi có dịp gặp rỡ và trao đổi với người cựu chiến binh làm kinh tế giỏi của huyện Vĩnh Lợi, đó là ông Võ Văn Dện cư ngụ ở ấp Thông Lưu B - Thị trấn Châu Hưng - Vĩnh Lợi (Bạc Liêu). Ông là người thành công với mô hình nuôi đa canh, đa con kết hợp khép kín với quy mô diên tích gần 1 ha.