Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo khó, Đặng Thị Phượng, 32 tuổi, dân tộc Dao, xóm Na Bả, xã Phương Giao (Võ Nhai)... Với quyết tâm làm giàu, chị đã vươn lên trở thành người phụ nữ làm kinh tế giỏi của xã và huyện.
Từng là người lính chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, đến khi phục viên trở về quê hương, anh Thèn Văn Chấn, người dân tộc Nùng ở thôn Khuẩy Lác, xã Trung Thành (Vị Xuyên) vẫn tích cực tham gia nhiều hoạt động ở thôn như làm công an viên, Bí thư chi bộ và Trưởng thôn…
Tháng 4 năm 1968, ông Nguyễn Tương Mai đã nhập ngũ và tham gia phục vụ chiến đấu. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 1 năm 1976 ông xuất ngũ, trở về địa phương (thôn Sơn Tây, xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng) nơi đồng đất bạc màu, đời sống gia đình hết sức khó khăn... Anh trăn trở ngày đêm làm thế nào để thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất quê hương?.
Cách đây 2 năm, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều vườn cam đang cho thu hoạch ở Bảo Yên (Lào Cai) mắc bệnh và chết dần. Không chịu bó tay như những người khác, ông Nguyễn Đức Tự ở thôn Hòn Nón, xã Việt Tiến mua thanh long về trồng thay thế cam. Ngày ông đưa giống cây mới về Việt Tiến, nhiều người nói, ông “túng quá làm liều”, nhưng nay, trước thành công của ông, nhiều người đã đến học hỏi kinh nghiệm.
Được giao khoán 10 ha, những năm qua, bên cạnh trồng và bảo vệ rừng khoảng 70% diện tích, số còn lại 30% nằm trong diện được phép canh tác, ông Huỳnh Văn Sen ở ấp Thuận Tạo, xã Tân Tiến, huyện Đầm Dơi, đã bố trí sản xuất đa cây, đa con hiệu quả.
Năm 1981, sau khi rời quân ngũ trở về địa phương, anh Đào Văn Bằng ở thôn Đồng Vang, xã Kim Long - Tam Dương luôn trăn trở làm thế nào để phát triển kinh tế gia đình.
Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần nông, với mong muốn làm giàu trên mảnh đất cha ông để lại, anh Hoàng Đức Sự, xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã quyết tâm đầu tư phát triển kinh tế trang trại. Và chính từ nơi đây ước mơ của anh đang dần trở thành hiện thực.
Ông Trần Phương Phi ở xã Phú Bình, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi hiện đại trên diện tích khoảng 2.500m2, được chia làm hai khu: nuôi heo nái và nuôi heo thịt. Đây là mô hình nuôi khép kín, từ việc phối giống heo nái sinh sản cho đến việc chọn giống để nuôi heo thịt. Nguồn thức ăn cho heo cũng do ông tự chế biến từ nguồn bắp, đậu và một số củ, quả của địa phương về nghiền thành cám rồi cho vào máy trộn với bột dinh dưỡng để làm thức ăn hàng ngày cho heo. Do vậy, trại heo của ông Phi phát triển khá tốt, mỗi tháng xuất bán ra thị trường từ 10 đến 15 tấn heo thịt.
Đến Lương Mông, một trong những xã khó khăn nhất của huyện Ba Chẽ, chúng tôi đã được gặp anh Nguyễn Thái Phong, thôn Xóm Mới. Qua câu chuyện, anh Phong cho biết: Là một xã rất khó khăn, đời sống các hộ dân chủ yếu phụ thuộc vào chăn nuôi và trồng rừng.
27 tuổi là ông vua của một trang trại trồng nấm ở huyện Tân Yên, thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm. Đó là anh Nguyễn Văn Quý ở thôn Quang Châu, xã Ngọc Châu là một người như thế.