Là một trong số ít người đồng bằng tiên phong đi xây dựng kinh tế mới, sau hơn 12 năm cần mẫn làm ăn, ông Phan Thành Danh ở thôn Cồ Nhồi, xã Hướng Phùng (Hướng Hoá, Quảng Trị) đã chứng minh rằng: Muốn trở thành một nông dân sản xuất giỏi thì cần phải siêng năng, kiên trì, ham học hỏi, biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trồng giống cây phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và chia sẻ kinh nghiệm với mọi người.
Sau bao gian khó trong việc tìm nơi tiêu thụ, anh Trần Huy Hợi ở xóm Đọ, thôn Cát Dương, xã Tống Phan (Phù Cừ - Hưng Yên) đã thành công với ý tưởng táo bạo - nuôi dế. Từ mô hình của anh, hướng làm giàu mới cho người dân địa phương đã mở ra.
Trong dịp về công tác ở xã Vĩnh Kim (Vĩnh Thạnh - Bình Định), chúng tôi được nghe kể câu chuyện về anh Đinh Tuy, ở làng O5, người trưởng thôn 40 tuổi đầy nghị lực, dám nghĩ dám làm, điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương.
Với quyết tâm không cam chịu nghèo đói, đồng thời được giúp đỡ của chính quyền cơ sở, gia đình anh Nguyễn Công Kính, ở khu Sơn, phường Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, đã phát huy lợi thế địa phương có nhiều vùng trũng, ao rộng lớn để phát triển nghề nuôi cá.
Được nghe kể nhiều về anh, nhưng đến dự hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2005 – 2010 do hội Nông dân huyện Quảng Trạch tổ chức vừa qua, tôi mới có dịp gặp gỡ, trò chuyện và hiểu thêm về những đóng góp của anh đối với phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, cũng như tấm gương vượt khó, xoá đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu của anh trong những năm qua. Đó là anh Ngô Tung Hoành, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân thôn Công giáo toàn tòng Hướng Phương, xã Quảng Phương, Quảng Trạch, Quảng Bình
Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng có đề cập nhiều về phát triển cây mắc ca (Macdamia) tại Việt Nam, nhất là các vùng có điều kiện thích hợp với cây mắc ca như Tây Bắc và Tây Nguyên. Để chứng minh những luận cứ khoa học đã nghiên cứu, chúng tôi đã tiếp xúc với ông Thu Cúc - chủ vườn mắc ca tại huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk - người tiên phong trồng cây Mắc ca tại khu vực Tây Nguyên.
Tới khóm 5, thị trấn Đầm Dơi hỏi chị Nguyễn Thúy Hằng rất nhiều người biết, bởi chị là một phụ nữ đảm đang, luôn có ý thức tạo công ăn việc làm để cải thiện cuộc sống.
Đến thôn Hoành Sơn, xã Phi Mô huyện Lạng Giang, Bắc Giang sẽ thấy được không khí một chợ cá giống nhộn nhịp và nổi tiếng trong các tỉnh thành phía bắc. Thôn có 427 hộ thì có 120 hộ làm ao gột cá giống cho thu nhập cao, tỷ lệ hộ khá giàu chiếm 30%.
Được sự hướng dẫn của Hội Nông dân xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái), chúng tôi về thôn Cây Thị thăm mô hình kinh tế của hội viên nông dân Vũ Thị Thơm-một trong những tấm gương phụ nữ, hội viên nông dân làm kinh tế giỏi được nhiều bà con nhân dân trong xã biết đến.
Không chỉ được biết đến bởi là hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp thành phố nhiều năm liền, anh Nguyễn Quốc Phi còn được biết đến như một nhà "sáng chế", "vua liều" trên đất Vệ Linh, xã Phù Linh (huyện Sóc Sơn- Hà Nội).