00:00 Số lượt truy cập: 2988775

Nông dân xứ Mường làm giàu 

Được đăng : 10/11/2021

base641629034176227133246225411

Vườn bưởi Diễn của ông Chiến sai trĩu quả

 

Mặc dù là người dân tộc Kinh, quê gốc huyện Đan Phượng (Hà Nội) nhưng duyên phận đưa đẩy, ông Đỗ Văn Chiến (sinh năm 1974) lại sinh sống và lập nghiệp ở xóm Bu Chằm (xã Thịnh Minh, TP. Hoà Bình)– vùng đất của người Mường dưới chân núi Tản, đây là vùng đất nghèo chuyên trồng ngô, trồng sắn của bà con dân tộc nhiều đời nay.

Thời kỳ đầu ông đem giống bưởi Diễn quý dưới quê lên đây trồng thử, thấy cây hợp đất, chất lượng quả cũng rất ngon nên ông quyết định trồng đại trà lên đên vài nghìn gốc. Thấy ông Chiến ngày ngày cởi trần đánh vật với đất, đào hố trồng bưởi nhiều người cho rằng ông bị khùng, bởi cái vạt đất xứ này từ trước đến nay chỉ có cây ngô, cây sắn cây rong riềng mới sống nổi.

Chỉ sau 4 năm, vườn bưởi bắt đầu cho quả bói. Trái với suy nghĩ ban đầu của mọi người, bưởi Diễn trồng ở đất Mường cũng rất ngon. Không những vậy, nó còn cho sai quả và cây ít sâu bệnh. 

Trồng được vườn bưởi hàng nghìn cây, vốn là bưởi Diễn lại trồng nơi đất xứ Mường nên thời gian đầu việc tiêu thụ ông Chiến phải lo đi tìm mối tiêu thụ. Đến đâu, ông cũng thuyết phục khách hàng bằng cách ăn thử bưởi và cảm nhận. Từ một vài người khách ban đầu, đến giờ, trang trại của ông lại trở thành địa chỉ quen thuộc của thương lái mỗi khi mùa bưởi. "Bưởi Diễn có thể để được mấy tháng không hỏng. Đặc biệt là vườn bưởi của tôi, thu tháng 11, nhưng có thể để đến tháng 3, tháng 4 năm sau mà chất lượng bưởi vẫn đảm bảo", ông Chiến cho biết.

Thấy nhiều hộ dân ở địa phương trồng cà gai leo, ông Chiến cũng mua giống về trồng thử quanh gốc bưởi thấy cây cà gai leo phát triển rất tốt và không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây bưởi. Mạnh dạn ông tiếp tục nhạn giống đại trà trên diện tích 2ha.

  loại cây cỏ bụi, cà gai leo có sức sống mãnh liệt. Chúng mọc theo bụi, lên cao 60-1m là bắt đầu thu hoạch. Mỗi 1ha, một năm thu 3 - 4 lần, tổng sản lượng khô thu được `10 tấn, với giá bán 40.000đ/1kg, như vậy mỗi ha thu được 400 triệu đồng. Trừ chi phí mất khoảng 150 triệu đồng. Trong khi đó, vườn bưởi ông Chiến vẫn thu hoạch bình thường mà lại không phải phát cỏ.

Nhiều hộ nông dân trong xã học tập mô mình của ông Chiến, Hiện toàn xã Thịnh Minh có khoảng 12ha trồng cà gai leo. So với những cây lương thực khác, cây cà gai leo cho thu nhập cao hơn nhiều Ngoài ra, lợi ích của cây cà gai leo là trồng một lần thu tới 6-10 năm. Hiện sản lượng cà gai leo của xã rất lớn, ông Chiến đã mạnh dạn xây nhà xưởng, mua máy cắt và máy sấy để sơ chế cà gai leo.

Không chỉ dừng lại ở trồng bưởi Diễn kết hợp trồng cà gai leo cho thu nhập cao, thấy bà con nông dân nơi đây hàng năm có một lượng rong riềng rất lớn cần phải tiêu thụ, giá thì bấp bênh, hoàn toàn phụ thuộc vào thương lái, ông Chiến bàn với gia đình mở xưởng chế biến rong riềng, vừa tiêu thụ giúp bà con nơi đây vừa tăng cường thu nhập cho gia đình. Với dây chuyền này, một năm cơ sở ông tiêu thụ khoảng 2000 tấn rong riềng cho 400 tấn sản phẩm miến dong. Cũng như bưởi, thời gian đầu ông Chiến đi khắp nơi để tiếp thị, giới thiệu sản phẩm, các khách hàng, thương lái thu mua bưởi, cà gai leo của ông đều được ăn thử miến miễn phí rồi dần trở thành khách quen, kết nối khách hàng giúp cho ông. Miến dong của ông Chiến hoàn toàn tự nhiên nên chất lượng rất đảm bảo được người dân ưu chuộng. Năm 2019, cơ sở chế biến miến dong Chiến Thọ được các cơ quan chức năng chúng nhận đã đạt sản phẩm OCOP 3 sao.

Tuy nhiên, hiện nay cơ sở chế biến miến dong của gia đình ông Chiến mới chỉ giải quyết được 1 phần nhỏ nguồn nguyên liệu dong riềng của bà con trong xã. Bản thân ông luôn mơ ước sẽ xây dựng 1 nhà máy sản xuất miến tầm cỡ có thể đảm bảo bao tiêu hết toàn bộ nguồn nguyên liệu dong riềng của bà con trong vùng.

Từ một người bị coi là khùng, đến nayông Chiến đã có một cơ ngơi khang trang nơi xứ Mường dưới chân núi Tản. Mô hình trang trại trồng xen, đa canh phát huy rất hiệu quả: Mít Thái 1000 cây trên diện tích 2ha; bưởi diễn và bưởi đỏ 3.500 cây trên 7ha; cây dược liệu như Cà gai leo, Nghệ đỏ 2ha; Trồng rừng theo dự án 20ha thu hoạch luân chuyển theo chu kỳ. Doanh thu bình quân  trên 2,4/năm, lợi nhuận bình quân trên 1 tỷ/năm. Tạo công ăn việc làm cho15 lao động địa phương có thu nhập ổn định 6.5 – 8 triệu đồng/tháng.

Không dừng lại ở việc phát triển kinh tế của gia đình, ông Chiến còn giúp đỡ những hộ dân trong xóm còn khó khăn bằng hình thức bán phân bón trả chậm cho 40 hộ gia đình là 120 tấn phân NPK từ đầu năm đến cuối năm thu hoạch mới trả. 

"Từ mô hình kinh doanh trồng trọt của gia đình tôi đến nay đã trao đổi kinh nghiệm cho 30 hộ xóm, và nhân rộng mô hình trồng cây cà gai leo để làm thuốc ra các xóm trong xã tạo thành nguồn thuốc của cả vùng 12ha, hơn nữa tôi luôn tạo điều kiện cùng nhau phát triển kinh tế nhiều lao động có công ăn việc làm ổn định", ông Chiến cho biết.

Nhiều lần nhận được UBND tỉnh Hòa Bình tặng bằng khen, 1 lần nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2018. Gần đây nhất ông Chiến vinh dự được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2021.

Trường Giang