Sinh ra trong gia đình thuần nông nghèo khó ở ấp 2, xã Phú Cường Huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, ông Nguyễn Văn Phước phải nghỉ học giữa chừng khi còn đang học phổ thông để đi làm thuê, làm mướn phụ giúp gia đình. Năm 1983, ông ở riêng và được cha mẹ cho 1.500m2 đất vườn và 5.000m2 đất ruộng. Ban đầu gia đình ông cũng gặp nhiều khó khăn. Ông đã mạnh dạn chặt phá cây tạp chuyển 1500 m2 vườn tạp sang trồng cây ăn trái, và xây dựng 100m2 chuồng trại để chăn nuôi heo nái, heo thịt và công tác 5.000m2 đất ruộng mà cha mẹ đã cho.
Ông Sơn By, Chi Hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu luôn tích cực, tiên phong trong phong trào do Hội Nông dân phát động. Với vai trò là Chi hội Trưởng Chi hội Nông dân kiêm Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ "3 tích cực trong đồng bào dân tộc Khmer", trong 8 năm qua, ông đã dẫn dắt Câu lạc bộ hoạt động tích cực, hiệu quả, góp phần xây dựng quê hương Hưng Hội ngày càng đổi mới, môi trường nông thôn từng bước được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định. Năm 2021, ông được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc.
Sau nhiều năm xây dựng, phát triển nông thôn mới (NTM), với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự chung sức, đồng lòng của nhân dân, bộ mặt nông thôn mới ở Thuận Châu (tỉnh Sơn La) đã có nhiều khởi sắc.
Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở vùng quê Tây Sơn, Bình Định. Đến lớp 10, phải nghỉ học vì cuộc sống gia đình quá khó khăn, năm 18 tuổi, anh Hồ Sơn Tư cùng gia đình đến xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai lập nghiệp. Lúc đó, Xuân Hòa là vùng đất xám bạc màu, nguồn nước lại bị nhiễm phèn nặng, sản xuất nông nghiệp chỉ vào mùa mưa, mặc dù chịu thương chịu khó nhưng cuộc sống vẫn không thể khá hơn lên.
Một số kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới đó là cách làm sáng tạo, hiệu quả của các địa phương. Sự sáng tạo này không chỉ ở một lĩnh vực, một chỉ tiêu mà ở hầu hết các lĩnh vực đều có những gương điển hình tiêu biểu, cách làm hay và trải rộng trên nhiều địa bàn.
Để thực hiện tiêu chí về phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân, các cấp Hội Nông dân huyện Đầm Dơi đã vận động hội viên đẩy mạnh phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Hàng năm, các cấp Hội phát động, tổ chức cho hội viên đăng ký danh hiệu hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Năm 2017, xã Tạ An Khương đã được Ủy ban nhân Tỉnh Cà Mau ra quyết định công nhận Xã đạt chuẩn Nông thôn mới, xã đứng thứ 3 trong huyện.