Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các nông dân có thành tích xuất sắc. Trong ảnh: Chị Nguyễn Thị Thảo phấn khởi, xúc động khi được trao tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Ảnh: Đức Quảng.
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hóa), học chưa hết phổ thông, chị đã bươn chải để phụ giúp gia đình. 20 tuổi chị lấy chồng cùng quê và theo gia đình chồng vào định cư và lập nghiệp tại Gia Lai năm 2004.
Được bố mẹ chồng cho một ha rẫy trồng cà phê làm vốn ban đầu, cũng như bao gia đình trẻ khác nơi đây, vợ chồng chị Thảo nai lưng sớm tối với những gốc cà phê. Nhờ chăm chỉ làm lụng, với bản chất của người miền Trung chịu thương chịu khó, biết căn cơ tích cóp, vợ chồng chị cũng đã mở rộng diện tích cà phê của gia đình lên tới 3ha.
Tuy nhiên, tình trạng chung của bà con trồng cà phê nói chung và nơi đây nói riêng là giá cà phê phụ thuộc nhiều vào thương lái, tình trang được mùa thì rớt giá, được giá rớt mùa cứ lặp đi lặp lặp lại và người chịu thiệt luôn là bà con nông dân. Điều đó luôn thôi thúc trong chị một suy nghĩ phải làm một điều gì đó để giúp bà con nông dân trồng ca phê, giúp bản thân và phải lấy lại giá trị của sức lao động, giá trị của thương hiệu cà phê cho Tây Nguyên.
Những ngày đầu bắt tay vào tự chế biến rang xay cà phê theo cách thủ công truyền thống, chị lựa chọn những trái cà phê chin đỏ trên cây đem về sơ chế sạch sẽ rồi đem phơi nắng. Sau đó chị dung bếp củi và sao rang bằng tay như cách mà cha ông ta vẫn làm khi xưa. Vì chưa có kinh nghiệm nên liên tiếp gặp thất bại, mẻ thì quá lửa, mẻ thì non lửa, mẻ thì độ chin không đều, nhiều lúc nản muốn bỏ cuộc. Nhưng với quyết tâm vì một tương lai của chất lượng cà phê, chị Thảo tiếp tục cho ra lò những mẻ cà phê rang say thủ công tiếp theo. Sau nhiều lần rút kinh nghiệm ngay từ thực tế, chị đã có những mẻ cả phê cho vị như ý, niềm vui vỡ oà khi những mẻ cà phê rang xay thủ công ban đầu của chị được mọi người uống khen ngon.
Ngay trong năm đó (năm 2016), gia đình chị quyết định đầu tư máy móc, nhà xưởng để chế biến cà phê. Chị đăng ký theo học lớp kỹ thuật rang xay cà phê theo quy chuẩn tại TP. Hồ Chí Minh. Từ đây, số lượng thành phẩm cơ sở làm ra ngày một nhiều. Với giá bán 100.000 đồng/kg cà phê bột nguyên chất, mỗi năm, gia đình chị thu về hơn 1 tỷ đồng. Đây được xem là thành công bước đầu trên hành trình nâng tầm giá trị cà phê của nữ nông dân Nguyễn Thị Thảo.
Thành công ban đầu tạo động lực to lớn cho những bước tiến tiếp theo của người phụ nữ gốc xứ Thanh này. Với 3ha cà phê của gia đình, chị mạnh dạn đầu tư từ cây giống, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tang năng suất, chất lượng của cà phê ngay từ khi còn ở trên cành. Năng suất gieo trồng trên diệc tích 3ha của gia đình đạt 55-60 tấn quả tươi/năm. Mô hình trồng cà phê của chị đang áp dụng phương pháp canh tác theo chu trình 4C(Hiệp hội 4C là tổ chức thực hiện Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê (trụ sở lại Born – Cộng hòa liên bang Đức).
Hiện này, cơ sở hiện nay, cơ sở Thảo Hiên đã cho ra đời thêm 5 dòng sản phẩm gồm: cà phê bột cao cấp Honey, cà phê hạt pha máy Espresso, cà phê bột rang xay phin đậm, cà phê Mộc đặc biệt và cà phê túi lọc (phin giấy); giá trị tăng 25-30% so với cà phê truyền thống.
Đặc biệt, 5 sản phẩm cà phê Mộc đặc biệt, cà phê hạt pha máy Espresso, cà phê túi lọc, cà phê bột rang xay phin đậm, hạt điều rang muối của chị đã được công nhận đạt OCOP 3 sao cấp tỉnh. Mỗi năm, cơ sở của chị Thảo sản xuất bán ra thị trường 16-20 tấn cà phê bột và khoảng 5-6 tấn hạt điều rang muối; tổng doanh thu đạt 4-5 tỷ đồng.
Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, chị Thảo còn góp phần giải quyết việc làm cho 8 lao động thường xuyên và 16-20 lao động thời vụ. Thực hiện tốt các phong trào công tác xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển kkinh tế xã hội tại địa phương, đặc biệt là khẳng định được giá trị, chất lượng cà phê truyền thống chị Nguyễn Thị Thảo là tấm gương sáng, xứng đáng với danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc”, “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi” và Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ trao tặng thời gian vừa qua.
Dương Mai