1. Bệnh tiêu chảy
Khi bê con bị bệnh, có dấu hiệu mệt mỏi, kém ăn, uống nước nhiều, đi ngoài ra phân lỏng có màu xám vàng hay xám xanh, mùi khó chịu.
Khi bệnh trở nặng, sẽ đi phân toàn nước, thậm chí kèm theo máu, mất muối cơ thể, kiệt sức, bệnh nặng có thẻ chết.
Cách điều trị
Khi mới phát hiện bệnh tiêm cho đàn bê thuốc Atropine theo liều 1ml/15 – 20kg thể trọng. Còn nếu bệnh trở nặng thì phải truyền dung dịch nước đường đẳng trương hoặc nước muối sinh lý vào tĩnh mạch của bê, nghé. Điều lượng khi truyền cần đảm bảo ở mức 0,5 – 0,8 lít.
Để mang lại hiệu quả trong việc chữa bệnh cho bê con khi bị tiêu chảy hộ nông dân cũng có thể kết hợp dùng 300g lá ổi hay lá phen đen và 1 lít nước đun sôi để cho đàn nghé uống. Mỗi ngày chỉ cần cho uống 1 đến 2 lần, mỗi lần khoảng 0.2 đến 0.5 lít.
Giun đũa thường gặp ở bê con phổ biến vào mùa hè, đặc biệt là với đàn bê từ 1 đến 3 tháng tuổi. Khi mắc phải bệnh này bê đi chậm chạp, bệnh nặng hơn con bê chỉ nằm một chỗ, đập chân lên phía bụng, lâu dần bê ngày càng yếu, rối loạn tiêu hóa, lâu dần bê bị kiệt sức chết.
Nếu bê dưới 2 tháng tuổi thì tiêm thuốc Levamisol kết hợp với các loại vitamin như vitamin A, D, E. Nếu đàn bê từ 2 tháng tuổi trở lên tiêm thuốc kết hợp tiêu diệt các loài ngoại ký sinh trùng như ve, rận,… trên người con bê, vệ sinh khu vực chuồng trại và dụng cụ chế biến cũng như đựng thức ăn cho vật nuôi cẩn thận.
3. Bệnh tụ huyết trùng ở bê con
Bệnh tụ huyết trùng ở bê con là do vi khuẩn tụ huyết gây nên. Tốc độ bệnh lây lan rất nhanh, chủ yếu thông qua đường tiêu hóa, đường hô hấp. Bệnh tụ huyết trùng sẽ làm bê chết nhanh.
Cách điều trị
Để trị bệnh tụ huyết trùng ở bê con người nuôi cần báo cho bác sỹ thú y để hỗ trợ điều trị kịp thời và hiệu quả, không tự mua thuốc điều trị sẽ gây ảnh hưởng lớn đến toàn đàn vì bệnh lây rất nhanh.
Ngoài ra cần chấp hành tiêm phòng các loại bệnh cho bò mẹ theo đúng quy trình kỹ thuật nuôi bò sinh sản; làm chuồng trại mát về mùa hạ ấm về mùa đông, nhưng đảm bảo thông thoáng, luôn dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, phun thuốc sát khuẩn định kỳ, đúng kỹ thuật; đảm bảo thức ăn, nước uống cho bò mẹ, bê con đầy đủ, cân đối, hợp vệ sinh.
Không cho bò mẹ, bê con ăn thức ăn bị mốc; nguồn nước phải được kiểm soát chặt.
Lê Khôi