00:00 Số lượt truy cập: 2986602

Ông Định ở Lâm Thao Phú Thọ hỏi: Giải pháp nâng cao khả năng sinh sản cho bò cái 

Được đăng : 05/08/2021

 

Trả lời:

Trong chăn nuôi bò sinh sản hiện tượng bò cái ra trường hợp bò chậm lên giống (động dục), thụ tinh nhân tạo nhiều lần không chửa, phối đi phối lại nhiều lần không chửa, hoặc bò hay bị sảy thai, làm ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả chăn nuôi.

Những hiện tượng trên xay ra có rất nhiều do một số nguyên nhân chủ yếu như:

Do thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột, khắc nghiệt kéo dài… (quá nóng, quá lạnh), trong khi chuồng trại xây dựng không đảm bảo đúng kỹ thuật.

Do chế độ dinh dưỡng không đảm bảo đầy đủ, cân đối với từng giai đoạn của bò.

Do vận động không đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.

Do bò bị nhiễm khuẩn, viêm nhiễm đường sinh dục trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng.

 Do theo dõi động dục không tốt, kỹ thuật phối giống nhân tạo chưa đúng, chất lượng tinh dịch không đảm bảo…..

Đối với phối giống trực tiếp do sức khỏe của bò đực không tốt, chất lượng tinh dịch không đảm bảo.

Tất cả những nguyên nhân trên đều làm giảm khả năng sinh sản ở bò cái.

Để nâng cao khả năng sinh sản cho bò cái đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi bò cái sinh sản cần tiến hành đồng bộ các biện pháp kỹ thuật sau:

1.        Chọn giống bò cái sinh sản.

Phải chọn và mua giống ở các cơ sở sản xuất giống, bán giống có uy tín, chất lượng giống cao, có bảo hành.

Giống phải có lý lịch về nguồn gốc rõ ràng.

Phải chọn được những con giống đảm bỏa những tiêu chuẩn theo quy định của bò cái sinh sản.

2. Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt bò cái trước, trong và sau đẻ

Khi mua được con giống tốt, việc chăm sóc, nuôi dưỡng có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở bò. Bò cái được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, đúng quy trình sẽ có sức sống rất cao, cơ thể phát triển đầy đủ, thành thục về tính đúng quy định, khả năng sinh sản tốt và đẻ đều.

Việc phối trộn thức ăn ở các giai đoạn chăn nuôi từ thời kỳ nuôi hậu bị đến giai đoạn phối giống, nuôi bò chửa, bò đẻ, nuôi con….cần phối trộn và cho bò ăn  đầy đủ thức ăn thô xanh, thức ăn tinh nước uống cho bò phải sạch, hợp vệ sinh và đầy đủ hàng ngày. Đảm bảo đầy đủ các loại khoáng chất (các chất vi lượng, siêu vi lượng), các loại vitamin để nâng cao sức đề kháng cho bò.

Khi bò đẻ tiến hành vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, Hỗ trợ bò: đỡ đẻ, lau nhớt mồm, mũi, cắt rốn cho  mới sinh; Bò đẻ xong cần vệ sinh sạch sẽ khu vực chuồng nuôi và phần bộ phận sinh dục cho bò cái nên dùng dung dịch vệ sinh sát khuẩn chuyên dùng cho bò đẻ để thụt rửa tử cung, cho bò mẹ ăn cháo loãng ấm có pha thêm chút muối, cho ăn thêm cỏ xanh sạch, non 5 - 7 kg, tăng thức ăn tinh giàu dinh dưỡng.

Trường hợp bò đẻ khó, sót nhau hoặc viêm nhiễm đường sinh dục cần nhờ cán bộ thú y can thiệp và điều trị tích cực,  kịp thời.

1. Phát hiện bò cái động dục và phối giống kịp thời

      Phải có sổ sách ghi chép cho mỗi con bò về độ tuổi, ngày đẻ, lứa đẻ, tình trạng bò đẻ qua từng lứa; Ngày tháng bò động dục, tinh giống bò loại gì, hoặc bò phối giống trực tiếp.

Phát hiện động dục để phối giống đúng. Khi thấy bò cái có biểu hiện động dục cần gọi ngay các dẫn tinh viên, hoặc bác sỹ thú y đến kiểm tra,  thực hiện phối giống cho bò.

Chọn, bảo quản và sử dụng tinh bò chất lượng tốt để phối giống cho bò cái động dục; thụ tinh nhân tạo vào sáng sớm hoặc chiều mát, trong điều kiện yên tĩnh, không gây tác động thô bạo cho bò cái.

 Cần xác định đúng thời điểm phối giống thích hợp; trong thực tế áp dụng tốt quy tắc "sáng, chiều” tiến hành quan sát dấu hiệu động dục 2 lần/ngày, nếu thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối giống vào buổi chiều và ngược lại thấy động dục vào buổi chiều thì phối giống vào sáng sớm hôm sau, có thể tiến hành phối giống lặp lại 1 - 2 giờ sau lần phối giống thứ nhất nếu thấy cần thiết.

Trường hợp phối giống trực tiếp cần chọn địa điểm phối giống yên tĩnh, không ồn ào, không có tiến động mạnh hoặc nhiều người qua lại.

Bò đực giống phải được giãn cách giữa 2 lần phối giống đúng quy định để đảm bảo sức khỏe của bò đực giống và chất lượng tinh dịch khi phối giống, đảm bảo tỷ lệ thụ thai cao.

Khi phối tinh xong cần ghi chép đầy đủ để theo dõi bò trong quá trình chửa, dự tính ngày bò đẻ chính xác.

3. Vệ sinh phòng bệnh cho bò cái cái sinh sản

Việc tiêm phòng định kỳ cho bò cái sinh sản rất quan trọng; phải chấp hành nghiêm ngặt vì các bệnh như bệnh, tụ huyết trùng, lở mồm long móng … sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở bò. Bệnh truyền nhiễm xảy ra có thể gây sảy thai, thai chết lưu, viêm tử cung, âm đạo làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở bò.

Trong quá trình chăn nuôi định kỳ về sinh chuồng trại luôn sạch sẽ, phun thuốc sát trùng khu vực chuồng nuôi để tiêu diệt mầm bệnh. Nếu bò mắc bệnh về đường sinh dục cần mời cán bộ thú y trực tiếp can thiệp,  điều trị.

P.Loan