Trả lời:
1. Bệnh cháy lá
Bệnh cháy lá do vi khuẩn Erwinia amylovora gây ra. Khi mùa đông lạnh nó tồn tại trong quả rụng hoặc lá cây, vi khuẩn không phát triển. Khi đến mùa xuân ấm áp, vi khuẩn phát triển nhanh, làm cháy lá cây, lá chuyển từ màu xanh sang màu nâu, làm hoa héo, quả rụng.
Để kiểm soát bệnh cháy lá phải loại bỏ tất cả các quả bị bệnh và tán lá rụng khỏi vườn. Tỉa cắt những cành bị bệnh nặng đem đốt hủy sạch.
Dùng thuốc Actinavate, Miksabe, Poner, Starner, phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
2. Bệnh gỉ sắt trên cây lê
Do nấm Gymnosporangium Sabinae gây ra. Bệnh thường xuất hiện trên lá cây trong mùa hè và vào đầu mùa thu. Nếu bệnh nặng làm cây rụng lá, kém phát triển, quả nhỏ, chất lượng kém
Phòng và điều trị:
Sau thu hoạch cắt bỏ những cành bị hại nặng đem đốt hủy toàn bộ tàn dư bệnh.
Khi phát hiện cây bị bệnh rỉ sắt có thể sử dụng một số loại thuốc đặc trị bệnh rỉ sắt như bộ đôi đặc trị nấm khuẩn Nano bạc đồng & Nano đồng oxyclorua phun kết hợp để hiệu lực phòng trừ nấm khuẩn gây hại được hiệu quả nhất và hoàn toàn đảm bảo an toàn, không độc hại,
3. Bệnh vảy
Bệnh vảy lê do nấm Venturia pirina gây ra. Điều trị bệnh bằng cách phun dung dịch 3% Bordeaux vào mùa xuân và 1% sau khi ra hoa. Cắt tỉa sẽ giúp cải thiện thông thoáng cho vườn cây. Có thể dùng thuốc Scor để trị nấm hiệu quả.
Ngoài ra cần tuân thủ và áp dụng đầy đủ các biện pháp trồng và chăm sóc vườn lê đúng theo quy trình kỹ thuật đã được hướng dẫn để tạo cho vườn lê luôn thông thoáng, cây đủ dinh dưỡng sinh trưởng khỏe, tăng sức đề kháng.
Đối với vùng sản xuất cây lê thường hay mắc phải các bệnh hại trên cần chọn giống lê có tính kháng bệnh cao để trồng.
P. Loan