00:00 Số lượt truy cập: 2986442

Ông Thành ở Lai Châu hỏi: Hiện nay ở nước ta có bao nhiếu giống cây keo lai, nên sử dụng loại giống nào để trồng rừng lấy gỗ hiệu quả cao?. 

Được đăng : 18/12/2020

 

 

Trả lời:

Hiện nay Viện Nghiên cứu giống & Công nghệ sinh học (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã chọn tạo thành công nhiều giống keo lai mới, gồm BB055, BV350, BV376, BV434, BV523, BV584 và BV584.

Trong nhữnggiống keo lai trên đều cho năng suất gỗ cao trung bình đạt khoảng 30 tấn/ha/năm). Cây sinh trưởng phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, chiều cao cây có thể đạt 15m.

Các giống keo lai khác nhau có những đặc điểm khác nhau do vậy áp dụng cho sản xuất của các giống cũng khác nhau. Giống keo lai BB055; BV350 và BV 376 áp dụng cho sản xuất tại khu vực Quy Nhơn (Bình Định) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự. Các giống BV434, BV523, BV584 và BV586 áp dụng cho khu vực Cam Lộ (Quảng Trị) và những nơi có điều kiện sinh thái tương tự.

Theo thông tin từ công thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ Vĩnh phúc, năm 2017, Chi cục Kiểm lâm Vĩnh Phúc đã đưa vào trồng thử nghiệm 2 giống keo lai mới là BV10 và BV16, trên diện tích gần 30ha, với 17 hộ dân của 6 huyện, thành phố: Bình Xuyên, Phúc Yên, Tam Dương, Tam Đảo, Sông Lô và Lập Thạch. Sau gần 3 năm triển khai, hai giống keo lai mới đã cho những kết quả vượt trội so với giống truyền thống người dân vẫn trồng ở các địa phương trong điều kiện chăm sóc tương đồng. Trong đó, tỷ lệ cây sống đạt trên 90%, cao hơn 10%; đường kính gốc bình quân 8-10cm, cao hơn 35-40%; chiều cao vút ngọn gần 10m, vượt 20-30% so với giống đối chứng.

Theo Viện Nghiên cứu giống & công nghệ sinh học lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp VN) cho biết, 3 giống keo lai quốc gia BV16, BV32, BV33 đều là TBKT phục vụ trồng rừng kinh tế.

Hiện 3 giống keo lai này đã trồng thử nghiệm các tỉnh miền núi, trung du phía Bắc, trồng trên nhiều dạng đất và điều kiện khí hậu khác nhau, sinh trưởng tốt trong điều kiện mùa đông khô lạnh ở miền Bắc. Cây phát triển nhanh, thân thẳng, khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Trong bộ giống keo lai quốc gia, về chất lượng gỗ, BV10 là vượt trội hơn cả. Tuy nhiên, xét về khía cạnh khác BV16, BV32 hay BV33 lại có ưu điểm về khả năng chịu hạn tốt hơn. 3 giống keo lai này có thể thích nghi với những vùng đất khô cằn, thiếu nước.

Về năng suất, BV16 đạt từ 15 - 35 m3/ha/năm, tùy theo dạng lập địa và hình thức thâm canh, vượt hơn từ 20 - 40% so với giống keo tai tượng nhập nội. BV32, BV33 năng suất tương đương nhau, khoảng 20 - 40 m3/ha/năm. Do vậy ở Lai Châu có thể nghiên cứu áp dụng 3 giống keo BV16, BV32, BV33 để trồng sẽ phù hợp.

P. Loan