Trả lời:
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 30/11/2021, trong đó, có một số nội dung mới. Trong đó, Nghị định bổ sung khoản 29, Điều 3 giải thích động vật hoang dã, thực vật hoang dã, cụ thể như sau:
“Động vật hoang dã, thực vật hoang dã là những loài động vật, thực vật sinh sống, phát triển trong sinh cảnh tự nhiên, nhân tạo hoặc loài động vật, thực vật được nuôi, trồng trong môi trường có kiểm soát nhưng không phải là vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, thuộc một trong các trường hợp sau:
Loài động vật, thực vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục của CITES; loài động vật rừng thông thường; loài động vật trên cạn khác thuộc lớp chim, thú, bò sát, lưỡng cư, trừ một số loài thuộc Danh mục do Bộ NN-PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan công bố".
Nghị định cũng đã sửa đổi, bổ sung một số điều để áp dụng thực hiện phù hợp với thực tế hiện nay. Đơn cử như sửa đổi, bổ sung khoản 4, Điều 14 về điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES không vì mục đích thương mại: “Trong quá trình nuôi, trồng phải lập sổ theo dõi nuôi, trồng theo Mẫu số 16, Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị đinh này; định kỳ báo cáo và chịu sự kiểm tra, giám sát của Cơ quan Thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, Cơ quan quản lý Nhà nước về Thủy sản, về Lâm nghiệp, về Môi trường cấp tỉnh”.
Khi Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực thi hành, các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cũng như các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES và các loài động vật rừng thông thường sẽ được quản lý tốt hơn. Qua đó, ngăn chặn tình trạng khai thác, săn bắt, mua bán, vận chuyển trái pháp luật; góp phần bảo vệ, phát triển bền vững trong tự nhiên. Đồng thời, cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện để các địa phương phát triển nghề nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã hiệu quả, đúng theo quy định của pháp luật, với mục tiêu tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.
Hồ sơ gồm:
+ 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận doanh nghiệp;
+ Hoặc Giấy chứng nhận hộ kinh doanh;
+ 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của cơ sở;
+ 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của cơ sở
+ 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của cơ sở. Kèm theo bản điện tử).
Trường hợp 2: nếu nuôi từ 50 con trở lên, Quý khách hàng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Và phải được UBND cấp tỉnh phê duyệt. Quy trình thực hiện thủ tục:
Bước 1: Chủ nuôi phải tiến hành tham vấn, gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của cơ sở. Và xin ý kiến đến UBND xã, phường, thị trấn nơi thực hiện dự án. Việc tham vấn cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án được tiến hành dưới hình thức họp cộng đồng dân cư do Chủ nuôi và UBND cấp xã nơi thực hiện dự án đồng chủ trì với sự tham gia của những người đại diện cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc cấp xã, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ dân phố, thôn, bản được Ủy ban nhân dân cấp xã triệu tập.
Bước 2:
Nộp hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đến UBND cấp tỉnh gồm:
+ 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận doanh nghiệp
+ 01 Giấy chứng nhận hộ kinh doanh;
+ 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
+ 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án;
+ 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo dự án đầu tư nuôi.
Bước 3:
Nộp hồ sơ đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đến UBND cấp tỉnh gồm:
+ 01 văn bản đề nghị phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Báo cáo đánh giá tác động môi trường. Hồ sơ được đóng quyển gáy cứng kèm kèm theo bản điện tử.
Bước 4: Sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chủ nuôi phải lập kế hoạch quản lý môi trường của dự án trên cơ sở chương trình quản lý và giám sát môi trường đã đề xuất trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt và gửi đến UBND cấp xã nơi tham vấn ý kiến trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường để UBND cấp xã niêm yết công khai.
Thủ tục 3: Xin cấp mã số trại nuôi tại Chi cục kiểm lâm tỉnh, Thành phố trự thuộc Trung ương
Hồ sơ gồm: 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hộ kinh doanh; 01 đơn xin cấp mã số trại nuôi; 01 bản phương án nuôi cầy vòi hương; 01 bản Giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường/ báo cáo đánh giá tác động môi trường; hình ảnh trại nuôi; bảng kê lâm sản mua giống và 01 bản Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất/ Hợp đồng thuê đất nơi nuôi chồn hương.
Để được tư vấn và hỗ trợ thêm, tổng đài tư vấn: 1900 599 818.
Lê Khôi