Trả lời:
Con rệp cái bám chặt vào bộ phận non của cây hút nhựa và đẻ trứng, khi mới nở sâu non bám ở mặt dưới của lá non) để hút nhựa cây. Rệp gây hại trên lá và quả, làm cho lá bị quăn, quả không phát triển được. Nếu bị hại nặng làm cho quả bị rụng hoặc bị khô tóp trên cây. Nếu bị hại nhẹ quả nhỏ, khi chín thịt quả nhạt, có mùi hôi. Rệp sáp phấn xuất hiện quanh năm trên cây na, những phát triển và gây hại nặng vào mùa nắng.
Sau khi thu hoạch cắt, tỉa cành làm cho vườn thông thoáng, cắt bỏ cành đã bị nhiễm rệp sáp. Khi mỗi đợt cây ra đợt lá non phun phòng cho vườn na.
Khi tưới vườn, nên tia vòi nước vào chỗ có nhiều rệp bu bám để rửa trôi bớt rệp và trứng của chúng.
- Nên thu gom những trái, đọt non… bị rệp gây hại quá nhiều đưa ra khỏi vườn tiêu hủy để tránh rệp lây lan.
Có thể sử dụng một trong các loại thuốc trừ sâu có các gốc như Abametin hoặc Acetamipro hoặc Buprofezine hoặc Imidachloprid hoặc Deltamethrin,… một trong những gốc trên nên kết hợp với dầu khoáng có gốc Petroleum Oil. Nên phun 2 lần và lần 2 cách lần đầu 7-10 ngày.
Bệnh do nấm gây ra, bệnh phát triển mạnh khi ẩm độ và nhiệt độ cao. Bệnh gây hại trên lá non nhiều hơn lá già, nếu bệnh nặng có thể làm rạn nứt và thủng lá na. Khi bệnh hại trên cành làm cành khô héo.
Bệnh hại trên hoa, quả non làm cho bị khô đen và rụng, quả lớn bị khô đen một phần.
cắt bỏ các cành lá và quả bị bệnh tập trung tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh tồn tại là lan truyền. Nếu bị bệnh nặng trước khi phun thuốc cần vệ sinh vườn, góp phần nâng cao hiệu quả của thuốc.
Khi bệnh xuất hiện gây hại dùng Mancozel, Propinel… các chất Carbendazim, Difenocanazole, Tebuconazole…hoặc dùng thuốc đặc trị bệnh thán thư: Carmanthai 80wp, cần phun đúng lúc khi bệnh mới phát sinh, phun 3 lần cách nhau 7 ngày; phun theo hướng dẫn sử dụng trên bao bì.
T. Khuyên