Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này chúng tôi xin trích dẫn những nội dung chính như sau:
Theomột số tài liệu khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi trâu bò thì:
Bệnh viêm da nổi cục, còn được gọi là bệnh viêm da nổi cục truyền nhiễm hoặc bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút gây ra trên trâu, bò.
Dịch bệnh xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng ấm, nóng, khi côn trùng hoạt động mạnh.
Trâu, bò mắc bệnh có những dấu hiệu sau:
- Sốt cao, có thể trên 410 C.
- Suy nhược, bỏ ăn và gầy yếu.
- Viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt.
- Sưng hạch bạch huyết bề mặt.
- Hình thành các nốt sần ở da đầu, cổ, chân, cơ quan sinh dục trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu sốt.
- Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng; để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.
- Các mụn nước, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi.
- Bò đực có thể bị vô sinh vĩnh viễn hoặc tạm thời.
- Bò mang thai có thể sảy thai.
- Giảm năng suất sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú.
Kinh nghiệm phòng, chống bệnh chính bao gồm: Phát hiện sớm các trường hợp trâu, bò mắc bệnh; tiêu hủy trâu, bò mắc bệnh; tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục cho trâu, bò.
Đối với những nước không có dịch bệnh, cần hạn chế nhập khẩu trâu, bò và một số sản phẩm trâu, bò; áp dụng biện pháp giám sát phát hiện bệnh trong phạm vi tối thiểu là 20km từ quốc gia hoặc vùng có dịch.
Đối với những nước có dịch bệnh, hạn chế vận chuyển trâu, bò trong khu vực có dịch; tiêu hủy trâu bò biểu hiện triệu chứng lâm sàng và tiêm phòng.
P. Loan