Trước đây gia đình bà Nguyễn Thị Dung là một hộ trung bình của thị trấn Vân Du, Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, nguồn sinh sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Diện tích đất của gia đình bà tuy nhiều, nhưng trước đó chưa được khai thác tốt, mức thu nhập trên đơn vị diện tích chưa cao. Được tận mắt thấy những mô hình trang trại, thấy lợi ích kinh tế và hiệu quả của nó mang lại, Bà trăn trở suy nghĩ cách phát triển kinh tế cho gia đình bằng việc trồng cây Mắc ca, cây ăn quả và nuôi ong.
Nhờ có chính sách đổi mới của Đảng, Nhà nước luôn quan tâm đến phát triển nông nghiệp theo hướng nghệ cao, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trang trại, gia trại. Bên cạnh đó, còn có những chính sách kịp thời của UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Thạch Thành; sự chỉ đạo trực tiếp của UBND Thị trấn Vân Du; Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành và sự quan tâm, động viên kịp thời của cấp Hội, nên gia đình bà đã từng bước mở rộng diện tích trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, như: trồng 10 ha cây Mắc ca; 07 ha trồng cây ăn quả các loại Cam, Chanh, Bưởi, Mít; 02 ha Thanh Long ruột đỏ; Khi cây Mắc ca chưa khép tán gia đình bà kết hợp trồng dứa xen canh và nuôi ong lấy mật để tăng thêm thu nhập.
Với sự đam mê, yêu lao động và “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, nghĩ là làm, Bàbàn bạc với chồng mạnh dạn sử dụng số tiền của gia đình tích góp được để bắt đầu làm mô hình kinh tế trang trại, bà luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo, mạnh dạn đi trước đón đầu với ý chí quyết tâm làm giàu bằng nông nghiệp, gia đình bà luôn nêu cao khẩu hiệu “tấc đất, tấc vàng” và nhờ mày mò học hỏi kiến thức qua các phương tiện thông tin, đồng thời bà chăm chỉ tham gia các lớp tập huấn kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi do địa phương và Hội Nông dân tổ chức, diện tích trồng Mắc ca của gia đình ngày càng phát triển tốt, đã cho thu hoạch, sản lượng đảm bảo, giá cả ổn định. Hiện nay, trang trại gia đình bà thu nhập ổn định. Tổng doanh thu đạt 3.5 tỷ đồng, trừ chi phí đầu tư thì lợi nhuận từ mô hình trang trại mang lại 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, còn tạo công ăn việc làm, thu hút lao động nhàn rỗi tại địa phương với hàng nghìn ngày công lao động, trong đó lao động thường xuyên 15 người với mức lương chi trả từ 55 -65 triệu đồng/người/năm, lao động thời vụ với mức lương chi trả từ 170.000 -300.000đ/người/ngày, giúp 03 hộ hội viên nông dân thoát nghèo bền vững.
Ngoài việc trực tiếp sản xuất, xây dựng kinh tế trang trại, bà còn là Ủy viên BCH Hội Nông dân tỉnh (Nhiệm kỳ 2018 - 2023); ủy viên BCH Đảng ủy Thị Trấn Vân Du, nhiệm kỳ 2020-2025; Bí thư chi bộ; trưởng ban công tác mặt trận Thôn I; BCH hội nông dân Thị trấn Vân Du; Tổ trưởng tổ vay vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn; Chủ nhiệm câu lạc bộ phát triển kinh tế hội nông dân Thị Trấn Vân Du. Vì vậy, trong công việc bà luôn xắp xếp một cách khoa học, hợp lý để dành thời gian tham gia công tác xã hộ. Song song với việc phát triển kinh tế và hoạt động cbà tác đoàn thể, là phụ nữ bà luôn coi trọng xây dựng tổ ấm gia đình văn hóa - no ấm - hạnh phúc. Thiết lập thật tốt khối Đai đoàn kết khu dân cư và quan tâm đặc biệt đến công tác từ thiện.
Bà sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ gì khi Đảng cử, Dân tín nhiệm và dù ở lĩnh vực nào bà cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Luôn được “Trên tin – dưới mến”. Thật vinh dự năm 2019 bà được tôn vinh “ Nông dân Việt Nam xuất sắc” và được tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen.
Qua quá trình sản xuất nghề nông, bà nhận thấy người làm nông nghiệp thực sự vất vả, phải “một nắng, hai sương”. Phải thật sự có đam mê mới có thể làm được và gặt hái thành công, bà chia sẻ :
+ Một là: Tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng, tuân thủ chính sách, pháp luật của nhà nước, đồng thời nắm vững và bám sát định hướng của địa phương từ đó chọn hướng đi cho mình.
+ Hai là: Chú trọng việc tổ chức sản xuất, quy hoạch và phân cbà lao động cho phù hợp. Thường xuyên cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận.
+ Ba là: Thường xuyên học hỏi nâng cao kiến thức nhà Nbà, biết chắt lọc những tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Đổi mới tư duy, sáng tạo trong lao động.
+ Bốn là: Một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của trang trại đó là “Xây dựng và giữ vững thương hiệu sản phẩm”
+ Năm là: Yếu tố con người, hướng cho mọi thành viên gia đình yêu trang trại, thiết lập quan hệ hòa đồng về việc sử dụng lao động, khuyến khích kịp thời những lao động giỏi, có trách nhiệm. Tạo điều kiện giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn và những người lầm lỗi để tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng thật tốt khối đại đoàn kết khu dân cư.
Phát huy hiệu quả đã đạt được, trong những năm tới gia đình bà dự kiến sẽ tiếp tục học hỏi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao mức thu nhập trên đơn vị diện tích, từng bước đưa một số mặt hàng nbà sản sơ chế, chế biến theo tiêu chuẩn VietGAP. Đồng thời liên kết với các công ty chế biến Mắc ca tiêu thụ sản phẩm cho bà con trong huyện góp phần xây dựng phong trào chung của các cấp Hội phát động, tô thêm hình ảnh người nông dân thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Văn Khôi