00:00 Số lượt truy cập: 2981858

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giai đoạn 2015- 2020 của Hội Nông dân tỉnh Sơn La 

Được đăng : 01/11/2020

 

Trong 5 năm qua, được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự phối hợp của các ngành, đoàn thể, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo tổ chức thực hiện “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” sâu rộng, thiết thực, hiệu quả, là động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới đúng định hướng; cán bộ, hội viên nông dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, tích cực tham gia các phong trào thi đua do tỉnh và Hội nông dân phát động đạt được nhiều kết quả quan trọng góp phần vào thành tựu chung của tỉnh.

1- Công tác tuyên truyền

 Các cấp Hội đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn; tổ chức phát động “Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” tới cán bộ, hội viên nông dân ở cơ sở. Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi đã động viên khích lệ đông đảo cán bộ, hội viên nông dân tham gia, thực sự trở thành động lực, thúc đẩy tinh thần lao động sáng tạo, hăng say của mỗi cán bộ, hội viên nông dân, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động Hội và phong trào nông dân ngày càng phát triển vững mạnh.

2- Công tác đăng ký danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp và kết quả đăng ký trong từng năm và giai đoạn 2015 – 2020

Căn cứ Quy định số 944 -QĐ/HNDTW ngày 04/9/2014 về Quy định tiêu chuẩn hộ nông dân SXKD giỏi các cấp của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương Hội, hàng năm Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố thực hiện rà soát hộ SXKD giỏi, hộ sản xuất nông nghiệp, khảo sát thu nhập của hộ hội viên nông dân tại địa phương; giao chỉ tiêu đăng ký thi đua hộ nông dân SXKD giỏi các cấp cho Hội Nông dân các huyện, thành phố; Hội Nông dân các huyện, thành phố giao chỉ tiêu cho Hội Nông dân các cơ sở và tổ chức kiểm tra, rà soát kết quả và tuyên truyền vận động hội viên nông dân đăng ký danh hiệu thi đua hộ nông dân  SXKD giỏi các cấp.

Những năm qua,các cấp Hộiđã đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp nông dân phát triển SXKD bằng những việc làm cụ thể như tập huấn chuyển giao KHKT, hỗ trợ vốn vay, cung ứng vật tư sản xuất, xây dựng các mô hình hướng dẫn nông dân phát triển kinh tế thông qua các dự án vay vỗn Quỹ Hỗ trợ nông dân, ngân hàng…được các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm, việc tín chấp vốn vay từ ngân hàng cho nông dân được tăng cường.

 Hội Nông dân tỉnh đã chủ động mở rộng quan hệ hợp tác các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện các dự án hỗ trợ nông dân về nâng cao năng lực, khoa học kỹ thuật, vật tư nông nghiệp, thông tin thị trường... giúp nông dân nâng cao năng lực quản lý, có kiến thức khoa học kỹ thuật phát triển sản xuất đạt hiệu quả cao.

Chủ động ký Chương trình phối hợp với các ngành, doanh nghiệp để tăng cường nguồn lực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh như: Tập huấn, hướng dẫn chuyển giao KHKT, thông tin thị trường, cung ứng vật tư nông nghiệp trả chậm, xây dựng các mô hình trình diễn, xây dựng thương hiệu sản phẩm, tổ chức các hội nghị tư vấn, hướng dẫn cho nông dân phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập; giúp nông dân biết tổ chức sản xuất, gắn với tiêu thụ sản phẩm, sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, phát triển ngành nghề mới, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên canh tạo ra khối lượng hàng hoá lớn, đáp ứng yêu cầu thị trường, từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.

5- Công tác bình xét danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi các cấp và kết quả sơ, tổng kết phong trào

Hàng năm Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo Hội Nông dân các huyện, thành phố hướng dẫn cơ sở Hội thực hiện bình xét danh hiệu hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi theo tiêu chuẩn quy định của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đảm bảo trung thực, chính xác, khách quan; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện tại các cơ sở Hội. Nhìn chung việc bình xét danh hiệu hộ nông dân SXKD giỏi đảm bảo quy định, kịp thời.

Để chuẩn bị cho việc tổ chức hội nghị tổng kết phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi giai đoạn 2015 – 2020, Hội Nông dân tỉnh ban hành Kế hoạch, hướng dẫn, chỉ đạo hội Nông dân các huyện, thành phố tổng kết, đánh giá phong trao, thực hiện rà soát, bình xét, tôn vinh các hộ nông dân SXKD giỏi. Việc thực hiện rà soát, bình xét, tôn vinh các hộ nông dân SXKD giỏi ở các cấp Hội đảm bảo dân chủ, khách quan, đúng quy định.

Kết quả phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn  2015 – 2020

 

 

Năm

 

Hộ đăng ký

Hộ nông dân đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp

Tổng số (hộ)

Cấp TW

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

Hộ

Tỉ lệ (%)

Hộ

Tỉ lệ (%)

Hộ

Tỉ lệ (%)

 

Hộ

Tỉ lệ (%)

2015

110.000

28.000

280

1,0

2.520

9,00

5.600

20,0

19.600

70,0

2016

96.000

29.848

282

0,94

2.180

7,30

6.466

21,66

20.920

70,09

2017

98.681

35.429

302

0,85

2.353

6,64

7.051

19,90

25.723

72,61

2018

94.965

35.938

303

0,86

2.353

6,54

7.051

19,62

26.231

72,98

2019

83.521

44.982

262

0,59

1.152

2,56

8.048

17,89

35.520

78,96

2015 - 2020

28.389

188

0,66

1.252

4,41

5.840

20,57

21.118

74,38

Phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã có bước phát triển lớn mạnh, có sức lan toả trong trong đời sống, sản xuất của nông dân, nhất là lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp và dịch vụ. Nhiều lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trở thành tâm điểm trong đời sống kinh tế, xã hội ở nông thôn, đã thu hút được đông đảo hộị viên, nông dân tham gia. Bình quân hàng năm, số lượng hộ hội viên nông dân đăng ký đạt danh hiệu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp đạt bình quân trên 90.000 lượt hộ, chiếm gần 60% so với tổng số hộ hội viên nông dân của tỉnh. Nhiều địa phương có số hộ đăng ký và đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cao là các huyện: Mộc Châu, Mai Sơn, Yên Châu, Thành phố Sơn La, Phù Yên, Sông Mã

Theo kết quả bình chọn hộ nông dân SXKD giỏi các cấp giai đoạn 2015 – 2020, tỉnh Sơn La có tổng số hộ nông dân đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp 28.389 hộ chiếm 31,52% số hộ đăng ký. Trong đó:hộ giỏi cấp cơ sở 21.118 hộ, chiếm 74,44 %; giỏi cấp huyện 5.840 hộ, chiếm 20,58%; giỏi cấp tỉnh 1.252 hộ chiếm 4,34 % và hộ giỏi cấp Trung ương 188 hộ, chiếm 0,66 %. So với giai đoạn 2010 – 2015 số lượng hộ nông dân SXKD giỏi cấp tỉnh và cấp Trung ương có giảm, nhưng chất lượng hộ nông dân SXKD giỏi các cấp được nâng lên.

Thu nhập bình quân hàng năm của các hộ SXKD giỏi các cấp sau khi trừ chi phí sản xuất như sau:

- Thu nhập từ 100 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng trên3.800 hộ.

       - Thu nhập từ 200 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng trên 1.800 hộ.

       - Thu nhập từ 300 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng trên 700 hộ

       - Thu nhập từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng trên 99 hộ

- Thu nhập trên 1 tỷ đồng là trên 49 hộ.

Số hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm tăng 26 hộ so với giai đoạn trước. Nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn nghiên cứu, tìm tòi sáng chế ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Điển hình trên lĩnh vực trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng, phát triển rừng kinh tế là hộ gia đình ông Đinh Trung Tuyển ở bản Nhọt 2, xã Gia Phù, huyện Phù Yên với diện tích 7,5ha đã cải tạo 0,2 ha đất mặt nước và đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả thành những ao nuôi cá cho năng suất cao, kết hợp trồng rừng kinh tế, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, gia cầm kết hợp làm dịch vụ thức

ăn chăn nuôi, cho thu nhập 510 triệu đồng/năm; hộ ông Giàng A Chinh ở bản Nậm Lộng, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên trồng 39 ha cây Sơn Tra, trong đó có hơn 20 ha cây đã cho quả, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, bình quân thu nhập đạt trên 800 triệu đồng/năm, nhận hỗ trợ giúp đỡ 10 hộ nghèo trong xã về giống, vốn, vật tư sản xuất trị giá trên 80 triệu đồng không tính lãi và tạo việc thời vụ cho trên 15 lao động; hộ ông Lường Văn Hợp, bản Nông Cốc, xã Long Hẹ, huyện Thuận Châu trồng 134 ha cây thông đã cho đốn tỉa thu hoạch; ngoài ra gia đình ông trồng 15ha cây sơn tra, 2ha cỏ voi nuôi 72 con bò, 5.000m2 ao nuôi cá, kết hợp chăn nuôi lợn, dê, gia cầm có thu nhập bình quân/năm đạt trên 1 tỷ đồng, gia đình ông nhận giúp đỡ 2 hộ nghèo và tạo việc làm cho 10 lao động có việc làm thường xuyên.

Điển hình trên lĩnh vực phát triển phát triển chăn nuôi thủy sản trên lòng hồ các thủy điện: Điển hình như hộ ông Lò Văn Khặn ở bản Co Chặm, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai đã đầu tư 114 lồng nuôi cá, sản lượng đạt được bình quân trên 35 tấn cá thịt, trừ chi phí cho thu nhập trên 800 triệu đồng/năm; hộ ông Lường Văn Biển ở bản Tà Xài, xã Chiềng Lao huyện Mường La đầu tư 20 lồng nuôi cá, mỗi năm có thu nhập trừ chi phí trên 360 triệu đồng; hộ ông Quàng Văn Sâm ở bản Ban Xa, xã Liệp Tè, huyện Thuận Châu đầu tư 15 lồng nuôi cá trên lòng hồ thủy Điện Sơn La mỗi năm có thu nhập trừ chi phí trên 350 triệu đồng …

Điển hình trên lĩnh vực phát triển phát triển trồng cây ăn quả của tỉnh có hàng ngàn hộ có thu nhập cao từ trồng cây ăn quả là hộ ông Nguyễn Văn Binh ở bản Hua Đán, xã Tú Nang, huyện Yên Châu đầu tư trồng 25ha cây nhãn quả đã cho thu hoạch, 3ha cây xoài, 1ha cây bơ, cùng làm dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động,  mỗi năm có thu nhập đã trừ chi phí trên 2 tỷ đồng; hộ ông Lê Danh Phúc ở bản C5, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã đầu tư trồng trên 10 ha nhãn và xây dựng hệ thống xấy long nhãn công nghệ cao, ứng dụng tiến bộ KHKT để sản xuất nhãn trái vụ; sản phẩm nhãn quả và long nhãn của gia đình đã đăng ký sản phẩm OCOP, mỗi năm tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động và việc làm thời vụ cho trên 100 lao động, có thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng; và còn có rất nhiều hộ ở huyện Mai Sơn, Yên Châu, Mộc Châu, phù Yên nhờ phát triển trồng cây ăn quả có thu nhập từ 500 triệu đồng đến trên 1 tỷ đồng/năm.

Trên lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm tỉnh ta xuất hiện nhiều hộ điển hình. Tiêu biểu trong số đó là hộ ông Nguyễn Công Bắc ở Tổ 4, phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La đầu tư hệ thống chăn nuôi lợn sinh sản, lợn thịt công nghệ cao nuôi 1.400 lợn nái sinh sản, 6.000 lợn thịt/lứa, năm 2020 có tổng doanh thu tính đến tháng 7/2020 đạt trên 70 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho 20 lao động nông thôn; hộ ông Lò Văn Đoàn ở Bản Cóc 1, xã Tường Hạ, huyện Phù Yên đầu tư chăn nuôi 60 con bò, 10 con trâu cùng làm dịch vụ cung cấp thức ăn chăn nuôi mỗi năm cho thu nhập trừ chi phí trên 600 triệu đồng; hộ ông Nguyễn Văn Dụng ở Tiểu khu I, thị trấn Hát Lót, huyện Mai Sơn đầu tư trang trại nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao, cùng với làm dịch vụ cung ứng con giống, thức ăn chăn nuôi mỗi năm có thu nhập đã trừ chi phí trên 1 tỷ đồng ….

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi góp phần hình thành và phát triển mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp

 Các hộ nông dân sản xuất giỏi là hạt nhân nòng cốt trong tổ chức lại sản xuất, thành lập mới hợp tác xã, tổ hợp tác và liên kết với các doanh nghiệp theo chuỗi giá trị; dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của các cấp Hội, các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã thành lập các loại hình doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn hoặc làm sáng lập viên thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm liên kết, mở rộng quy mô, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Thông qua các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi làm nòng cốt, trong 5 năm qua các Hội đã hướng dẫn tổ chức thành lập được 106 HTX, với 360 thành viên là hội viên nông dân. Góp phần cùng toàn tỉnh củng cố, phát triển kinh tế tập thể, tính đến 10/5/2020, toàn tỉnh có 645 HTX đang hoạt động. Trong đó, 544 HTX dịch vụ nông nghiệp; 15 HTX công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điện nước;22 HTXxây dựng; 08 Quỹ TDND; 54HTXthương mại, dịch vụ du lịch, quản lý chợ; 02 HTX vận tải.

Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, liên kết sản xuất, thực hiện đồng bộ từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Nhiều hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã đại diện cho người sản xuất ký kết hợp đồng kinh tế với các doanh nghiệp tạo vùng sản xuấttập trung, có sản lượng lớn, đã phát huy thế mạnh của từng vùng, từng bước xây dựng thương hiệu nông sản hàng hoá đặc trưng của Sơn La. Điển hình như vùng trồng mía nguyên liệu cho nhà máy đường Mai Sơn; vùng sản xuất, chế biến chè và trồng chanh leo ở Mộc Châu; Vùng trồng nhã ở Sông Mã, Mai Sơn, Yên Châu; vùng trồng xoài ở Mai Sơn, Yên Châu; vùng trồng cây có múi ở Mộc Châu, Phù Yên; chăn nuôi bò sữa ở Mộc Châu… Qua đó tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ, hiệu quả, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị nông sản.

Phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nông dân

Phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi đã khuyến khích, động viên các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân tương ái, giúp đỡ các hộ nghèo về vốn, giống, ngày công lao động, vật tư nông nghiệp, hướng dẫn kỹ thuật, cách tổ chức sản xuất hiệu quả. Hàng năm các hộ nông dân sản xuất giỏi các cấp đã giúp đỡ hàng nghìn hộ nghèo, hộ cận nghèo về cây giống, con giống, vật tư nông nghiệp, ngày công lao động, tiêu thụ sản phẩm.

Các hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi đã và đang tạo việc làm tại chỗ cho hơn 12.000 lao động, trong đó có trên 5.000 lao động có việc làm thường xuyên, hơn 7.000 lao động có việc làm theo mùa vụ hoặc khâu công việc; giúp đỡ vốn, giống cây, con và kinh nghiệm sản xuất cho hộ nghèo; hàng năm có hơn 1.000 hộ nông dân thoát nghèo và đang vươn lên thoát nghèo; ngoài việc tích cực tham đóng góp xây dựng các quỹ phúc lợi xã hội do Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức phát động, các hộ nông dân SXKD giỏi còn tích cực tham gia đóng góp xây dựng “Mái ấm Hội Nông dân” do Hội Nông dân tỉnh phát động, từ năm 2015 đến 2019 hệ thống Hội Nông dân toàn tỉnh đã vận động đóng góp được trên 6,4 tỷ đồng, cùng huy động ngày công xây dựng được 214 “Mái ấm Hội Nông dân” trao tặng cho 214 hộ nông dân nghèo đang ở nhà dột nát; hỗ trợtrên 30 tỷ đồng giúp cho trên 5.260 hộ nghèo có thêm nguồn lực để phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.

SL