00:00 Số lượt truy cập: 2855387

Phù thủy máy nông nghiệp 

Được đăng : 26/06/2024

 

Anh nông dân Phạm Văn Hát - xã Ngọc Kỳ, huyện Tú Kỳ, tỉnh Hải Dương - Chủ xưởng sản xuất máy cơ khí nông nghiệp chỉ học hết lớp 7, nhưng anh đã chế tạo ra rất nhiều sản phẩm độc đáo và hữu ích cho ngành nông nghiệp được bán rất nhiều trong nước và quốc tế. Chỉ với diện tích vài chục mét vuông, bên trong bày biện rất nhiều đồ đạc, trong đó đa phần là các thiết bị đã cũ. Nhưng cũng chính trong không gian này, người nông dân đã sáng tạo ra hàng chục loại máy móc, thiết bị cho hoạt động nông nghiệp. Những thiết bị, máy móc mà anh sáng chế đều vô cùng hữu ích và gần gũi với người nông dân Việt Nam như: Máy cày hai lưỡi, máy phun thuốc sâu, máy làm luống, máy thu hoạch rau, lò sấy điện nông sản, nhưng trong đó nổi bật nhất là máy gieo hạt, chiếc máy được ví von là robot reo hạt. Gọi là robot gieo hạt nhưng chiếc máy mày không có chip, không zơle, không máy nén khí mà chỉ có một mô tơ, một quạt gió; công suất tiêu thụ chỉ 200W nhưng tốc độ gieo hạt nhanh gấp đôi so với các máy thông thường, chiếc máy này có thể thay thế cho 40 công lao động, cơ chế hoạt động vô cùng đơn giản. Một chiếc máy gieo giống khoai tây anh mới chế tạo, một chiếc máy  có thể thay thế hàng chục người lao động thạo việc, điều ngày đồng nghĩa với việc giúp giảm phí nhân công xuống rất thấp; khoai giống cũng được trồng xuống đất đảm bảo mầm khoai sinh trưởng tốt và khoảng cách giữa các bụi khoai rất đều. Những sản phẩm của anh đã xuất hiện trên khắp cả nước và xuất khẩu đi 15 quốc gia, trong đó có cả những nước có nền khoa học phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản…dù chỉ học hết lớp 7 và cũng không qua trường lớp về cơ khí, nhưng nguồn cảm hứng sáng tạo trong anh là vô tận, bất cứ lúc nào anh cũng có thể bắt tay vào làm. Việc sản xuất máy móc của anh được biết đến nhiều thậm chí có thể xuất khẩu ra nước ngoài chính là niềm tự hào lớn với một người nông dân như anh. Anh là nông dân đầu tiên của Hải Dương được đưa vào sách giáo khoa nhằm truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Anh mong muốn lan tỏa hình ảnh của người nông dân Việt Nam giàu nghị lực và sự sáng tạo ra bạn bè thế giới. Nhiều bạn bè nước ngoài ngỏ ý mua lại bản quyền sáng chế của anh nhưng anh không bán bởi lẽ anh muốn giữ những thiết bị, máy móc này cho những người nông dân Việt Nam được sử dụng để họ được giảm bớt gánh nặng khi đi làm, từ đó nâng cao hiệu quả nông nghiệp Việt Nam.

Nhìn vào những thành công của anh Hát, không ai nghĩ rằng anh đã trải qua bao lần vấp ngã, thất bại. Năm 2007, anh đầu tư làm trang trại trồng rau an toàn nhưng thời điểm đó, người dân chưa quen với khái nhiệm rau sạch, rau an toàn nên anh bị thua lỗ và ôm khoản nợ gần 4 tỷ đồng nên anh phải đi lao động bên Isarael để kiếm tiền trả nợ. Nhưng cũng tại đây, những vất vả, khổ cực khi đi làm thuê đã tạo cảm hứng mạnh mẽ để anh về nước và bắt đầu sáng tạo. Sau hai năm, anh đã có thành công mới máy gieo hạt. Trong khoảng thời gian đó, anh phải đối mặt mới nhiều áp lực, khó khăn trong các khoản thu, chi của gia đình. Khi làm chưa thành công, nhiều người nhìn anh bằng ánh mắt hoài nghi, nhưng nhờ sự nỗ lực và tài năng của bản thân anh đã làm được và làm thành công hơn kỳ vọng./.

Nguyễn Quân