Ông Cao Như Hoàng đang kiểm tra đinh lăng trong vườn nhà
Thấy việc trồng keo của gia đình ngày càng bấp bênh, nên ông luôn trăn trở giờ trồng cây gì cho phù hợp, lại có thu nhập kinh tế, phát hiện nhu cầu tim mua cây đinh lăng làm vị thuốc trong đông y cũng như dùng củ đinh lăng ngâm rượu, hay tạo chơi cây bonsai của người dân rất lớn năm 2014 ông đã mua 10.000 cây đinh lăng về trồng trên 8.000m2 đất, qua quá trình sản xuất Ông Cao Như Hoàng ở thôn Xuân Tây, xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa và sau tìm hiểu sâu về kỹ thuật canh tác cùng với theo dõi ông đã đưa ra giải pháp sáng tạo “Kỹ thuật trồng cây đinh lăng cho năng suất cao”, xin giới thiệu kỹ thuật của ông Hoàng với bà con nông dân cả nước:
* Tính mới của giải pháp:Giả pháp của Tác giả tập trung vào kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đinh lăng được chia làm 3 quy trình khác nhau. Trước tiên, người trồng cần bón lót cho đất, cứ 1.000 m² bón khoảng 1,5 – 2 tấn phân chuồng, 40 – 50kg phân NPK, 100kg phân lân; chọn giống cây có lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, rễ nhiều, vỏ bì dày. Lưu ý, đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa đọng nước nên trước khi trồng cần lên luống cao khoảng 20cm, mỗi luống cách nhau 1 mét và tạo rãnh thoát nước giữa 2 luống. Tiếp theo, trồng 2 cây cách nhau từ 60 – 70cm, khi trồng xong phủ một lớp rơm rạ lên mặt luống để tạo độ ẩm và mùn cho đất. Sau khi trồng xong, thường xuyên cung cấp nước để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển tốt. Cứ khoảng 6 tháng, tiến hành bón thúc cho cây bằng phân NPK 16-16-8 với khoảng 20g/cây/lần bón. Khi cây được 2 năm tuổi trở đi, vào khoảng tháng 4 và tháng 9 hàng năm, cần cắt bỏ bớt cành và lá thừa (chỉ để lại 1 – 2 cành to) để thúc cây phát triển nhanh hơn. Cây trồng được 3 năm thì đã có thể thu hoạch. Tuy nhiên, cây trồng 5 năm sẽ cho năng suất cao hơn. Thu hoạch lá trước khi thu hoạch thân và rễ. Lá, thân, rễ thu được đem hong gió hoặc sấy cho khô. Ưu tiên cho tập trung nuôi củ, ông đã khống chế chiều cao cây phù hợp, chỉ từ 1 đến 1,2m bằng cách tỉa bớt lá, cành.
* Hiệu quả kinh tế - xã hội: Giải pháp phù hợp với gia đình và địa phương, có sự thay thế và đổi mới về công nghệ nhưng chưa nhiều, kỹ thuật được cải tiến cũng đơn giản. Đó là đua ra được cách khắc phục trồng đinh lăng khi mưa to không bị ngập úng, kỹ thuật bón các loại phân qua từng thời kỳ cho phù hợp. Ưu điểm của giải pháp này là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình chăm sóc cây; người dân có thể trồng cây đinh lăng tại những vùng đồi khô cằn, nghèo chất dinh dưỡng, có độ dốc từ 10 – 20% và có mức thu nhập tăng trung bình khoảng 60 triệu/héc ta/năm so với cây bạch đàn, keo…
Theo giải pháp của tác giả có lợi nhuận cao so với các phương pháp khác nên được áp dụng mạnh hơn, chất lượng sản phẩm kiểm soát được nên dễ tiêu thụ. Nếu trồng 1ha cây đinh lăng, sau 5 năm trừ chi phí lãi ròng 700 triệu đồng (400 tấn củ/ha), chưa tính tiền bán giống và khoản thu nhập tăng thêm từ bonsai.
Giải quyết lao động tại chỗ và nhiều người có thể trồng được do kỹ thuật không đòi hỏi cao, tận dụng lao động khi nông nhàn, tận dung được nhiều chân đất còn bỏ hoang, góp phần thay đổi, đa dạng cơ cấu cây trồng tại địa phương
Do đinh lăng rất dễ trồng, chịu hạn rất tốt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên trồng ít tốn chi phí hơn các loại cây trồng khác. Thân, lá, củ đinh lăng hiện nay chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu của thị trường nguyên liệu chế biến thuốc và dược liệu, khi thực hiện giải pháp trông đinh lăng được kiểm soát không dư thừa thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nên giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Do cây đinh lăng ít dịch bệnh nên ít khi dùng thuốc chữa bệnh giảm ô nhiễm
* Khả năng áp dụng: Do đinh lăng có thể trồng với mật độ cao, hợp lý, nên năng suất cao, chi phí đầu tư ban đầu thấp. Có thể trồng trên nhiều chân đất khác nhau nhưng phải chủ động tưới, tiêu. Có thể áp dung cho nhiều vùng có nước chủ động tưới tiêu và do đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản lên khả năng mở rộng thuận lợi. Hiện nay phát triển thực phẩm chức năng nên khả năng tiêu thụ tố nên có điều kiện thuận lợi để áp dụng rộng rãi. Bà con có thể liên hệ ông Hoàng qua số điện thoại: 0933046519 để được chia sẻ kinh nghiệm.
Đặng Thủy