Năm 2020-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các cửa khẩu giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng cường kiểm tra, kiểm soát nghiệm ngặt việc di chuyển con người vận chuyển hàng hóa giữa 2 bên, vì vậy không nhập khẩu trứng tằm từ Trung Quốc về Việt Nam. Sau khi hết dịch Covid-19 tình hình nhập khẩu diễn ra bình thường nhưng giá thành tăng cao. Hơn nữa người dân tại huyện Bảo Lạc là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế, hầu hết là nuôi tằm theo theo phương pháp truyền thống nên tằm chết nhiều và ảnh hưởng đến năng xuất, chất lượng kén tằm. Chính vì sự vất vả của nghề và thời tiết khắc nghiệt nên đa số các hộ nôi tằm phải bỏ nghề, người dân không còn mặn mà với nghề trông dâu nuôi tằm. Nhìn thấy hơn 300ha dâu tằm tại huyện Bảo Lạc bị bỏ không, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một…, đứng trước những khó khắn, vất vả của người dân nông dân Nông Văn Hoàn ở xóm Lũng Tiến, xã Hồng Trị, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đã nghiên cứu giải pháp “Xây dựng nhà băng trứng tằm, ươm giống tằm con và thiết kế sáng tạo nhà dụng cụ nuôi tằm” nhằm tự cung giống tằm cho bà con không bị phụ thuộc vào giống tằm của Trung Quốc.
Nông dân Nông Văn Hoàn (người áo đen bên trái)
đang thuyết trình về sáng tạo kỹ thuật nuôi tằm (ảnh: Quốc Thái)
Mô tả giải pháp:
a. Nguyên lý của giải pháp
Xây nhà băng trứng tằm bên taluy âm nền và xung quanh nền chát xi măng thật kín, trần nhà làm 2 tầng bằng gỗ tự nhiên làm cho nhà tằm có độ thoáng mát và có tác dụng chống nóng, ánh sáng gay gắt vào mùa hè và gió lạnh vào mùa đông, đảm bảo được nhiệt độ thuận lợi thích hợp tương đối cho sự sinh trưởng và phát triển của tằm.
b. Mô tả kỹ thuật
- Nghiên cứu xây nhà ấp trứng ươm tằm con
Vật liệu chính sử dụng tại địa phương có sẵn, bao gồm: Gạch vồ không nung, cát vàng, xi măng, ván ép. Xây dựng nhà ấp trứng tằm riêng biệt bên taluy âm, tường gạch chát xi măng, nền xi măng, trần nhà 2 tầng bằng gỗ tự nhiên giúp tránh ánh nắng gay gắt của mùa hè và gió lạnh vào mùa đông mà không cần sử dụng điều hòa nhiệt độ hay máy nóng lạnh (nếu dùng điều hòa sẽ làm khô lá dâu, tằm con dễ bị sốc nhiệt khi đưa ra ngoài và giúp tiết kiệm chi phí điện năng)
- Nuôi tằm trên nên nhà xi măng dưới nhà sàn
Xây dựng nhà tằm cách ly với nơi sinh hoạt của gia đình, xây nền nhà xi măng có rãnh ở giữa và tạo luống như luống trồng rau để chăm sóc và dễ nhận biết khi tằm bị bệnh và không phải thay phân từng ngày. Giải pháp này giúp tiết kiệm thời gian lại giảm được chi phí mua nong. Nhất là giảm công cho ăn và dọn phân mà vẫn không ảnh hưởng đến tằm.
c. Hiệu quả kỹ thuật
+ Nhà ươm tằm tự nhiên, không bị sốc nhiệt đưa ra cho bà con không tốn kém chi phí thiết bị nóng lạnh và điện năng, chất lương tằm con tốt hơn.
+ Nuối trên nền xi măng giản từ 50% đến 60% thời gian chăm sóc
+ Cải tiến khung gỗ và né gỗ quay tự động giảm đến 50% công lao động, tránh tình trạng tằm kết kén đôi. Tằm lên tơ đều và trắng không bị ố, vàng.
+ Phân tằm được sử dụng bón thúc, lót cho tất cả các loại cây.
d. Hiệu quả kinh tế: Sáng kiến trên đã giúp cung ứng giống tằm đạt chất lượng tốt cho người dân; hướng dẫn áp dụng giải pháp nuôi tằm trên nền nhà xi măng và khung né gỗ quay tự động sản lượng kén tằm tăng 25% và giảm 50% công sức lao động.
Sáng kiến kỹ thuật của nông dân Nông Văn Hoàn từ khi đưa vào áp dụng và hướng dẫn cho bà con các xã vùng biên huyện Bảo Lạc đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cao cho người dân, giảm tình trạng đi làm thuê (xuất khẩu lao động trái phép sang Trung Quốc), đời sống được ổn định, an ninh giữ vũng. Ngoài ra, sáng kiến kỹ thuật của nông dân Nông Văn Hoàn còn được nhận giải Nhì Cuộc thi “Sáng tạo kỹ thuật nhà nông” lần thứ 10 năm 2024 do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức./.
Ngọc Linh