00:00 Số lượt truy cập: 2638302

Sử dụng Pheromone trongsản xuất rau an toàn 

Được đăng : 25/09/2019


bay-phe

Lợi ích lớn nhất của bẫy Pheromone là bảo vệ các loài thiên địch, môi trường và an toàn

Hỏi: Ông Quí ở Hải phòng hỏ, đề nghị Ban biên tập cho biết cách sử dụng Pheromone để sản xuất rau an toàn?
Đáp:

Pheromone là hợp chất hóa học có hoạt tính sinh học tương tự như chất kích thích tổ của côn trùng nhằm thu hút các con trưởng thành vào bẫy để tiêu diệt, hạn chế mức độ sinh sản của chúng do các con đực hoặc con cái bị tiêu diệt hoặc do khả năng quấy nhiễu giao phối của chế phẩm mà các trứng không nở thanh sâu non được.
Việc sử dụng bẫy Pheromone ưu điểm lớn nhất là không gây độc hại đối với con người, bảo vệ thiên địch có ích và môi trường sinh thái, song vẫn khống chế tốt quần thể sâu phát sinh, phát triển trên đồng ruộng, giúp giảm số lần sử dụng thuốc BVTV trong vụ mà vẫn đảm bảo hiệu quả phòng trừ.

Có rất nhiều loại cây trồng có thể áp dụng bẫy Pheromone để phòng trừ sâu hại như su hào, cải bắp, lơ xanh, cải xanh, cải ngọt, đậu cove, đậu trạch, hành hoa, cà chua... trên các đối tượng sâu hại là sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng hại hành, sâu đục quả cà chua.

Hiện nay trên thị trường, vật liệu làm bẫy Pheromone đều có sẵn, bao gồm: Mồi pheromone (được cung cấp bởi Viện BVTV), bát nhựa, hộp nhựa, giá treo bẫy, dây thép, xà phòng. Cách làm bẫy Pheromone cụ thể như sau:

+ Bẫy sâu tơ: Làm bằng bát nhựa có đường kính 18 - 22 cm, dùng dây thép tạo thành quang treo bẫy. Mồi Pheromone có hình quả chuông được treo phía trên miệng bát nhựa, theo chiều úp xuống dưới, vị trí mồi cách mặt nước xà phòng từ 3 - 4 cm.

+ Bẫy sâu khoang, sâu xanh đục quả cà chua và sâu xanh da láng: Làm bằng hộp nhựa tròn có thể tích 2 lít, đường kính 10 - 12 cm, cao 18 - 20 cm, trên thành hộp đục 4 - 5 lỗ tròn có đường kính 2,5 - 3 cm (ở vị trí cách nắp hộp 1/3 và cách đáy hộp 2/3 chiều cao của hộp).

Mồi Pheromone có hình quả chuông được treo vào trong bẫy theo chiều úp miệng xuống dưới bằng dây thép nhỏ (chú ý vị trí mồi phải ngang bằng với các lỗ tròn trên hộp bẫy để mồi pheromone lan toả được ra ngoài).

Lưu ý, giá treo bẫy có thể làm bằng gỗ hoặc tre, đóng hình chữ L, chiều cao 100 cm, chiều dài thanh ngang từ 25 - 30 cm để buộc bẫy. Một số loại rau leo giàn (đậu leo, cà chua) có thể treo bẫy ngay trên dèo cắm có sẵn.

Cách sử dụng:

-    Chuẩn bị bẫy: Bẫy sử dụng Pheromone sâu tơ được làm bằng các bát  nhựa có đường kính 15-18cm, treo bằng dây thép nhỏ như quang treo. Bẫy Pheromone sâu khoang làm bằng chai nhựa có đục nhiều lỗ với đường kính 1,5-2cm ở xung quanh vị trí 2/3 phía trên chai để cho bướm vào. Trong bát hoặc chai có đựng nước xà phòng pha nồng độ 0,2% để khi bướm vào sẽ bị chết trong đó.

-    Cách đặt bẫy: Về cách thức đặt bẫy, với bẫy sâu tơ, sâu khoang, sâu xanh da láng: Treo bẫy vào thanh ngang, sao cho bẫy cao hơn bề mặt cây rau từ 5 - 10 cm (chú ý không để bát, hộp bẫy bị nghiêng). Tiến hành đặt bẫy từ đầu vụ (sau khi trồng cây con từ 5 - 7 ngày) để thu hút trưởng thành vào bẫy sau khi vũ hóa. Đối với bẫy sâu xanh đục quả cà chua, sâu khoang trên đậu leo treo bẫy lên giàn, sao cho bẫy nằm ở vị trí 2/3 phía trên tán cây cà chua, cây đậu (chú ý bẫy nên nhô ra mép luống để thoáng gió, giúp mồi Pheromone có thể lan toả tốt trên ruộng). Thời điểm đặt bẫy thực hiện từ khi cây cà chua bắt đầu ra hoa và duy trì trong cả vụ để phòng trừ sâu xanh đục quả cà chua.

Nên thường xuyên kiểm tra kết hợp vớt bỏ trưởng thành vào bẫy 2 ngày/lần. Bổ sung nước xà phòng vào bẫy khi kiểm tra thấy trong bát, hộp bẫy cạn nước xà phòng. Tuyệt đối không được để bát và hộp bẫy bị khô nước. Khi bổ sung nước kết hợp vệ sinh làm sạch bát, hộp bẫy khi bị bẩn do đất hay do trưởng thành phân hủy. Tiến hành thay mồi định kỳ 15 - 20 ngày/lần và mồi Pheromone phải được bảo quản lạnh trước khi mang ra sử dụng để đảm bảo hiệu lực của mồi không bị giảm. Khi đặt bẫy Pheromone nên triển khai đồng loạt trên khu đồng, đặt đúng thời điểm, liên tục và đảm bảo số lượng bẫy mới cho hiệu quả cao.


B.liên