00:00 Số lượt truy cập: 2981534

Sử dụng vi sinh để nuôi trồng thủy sản bền vững 

Được đăng : 21/05/2024

 bai-truong

Nông dân thị xã Quảng Yên đang kiểm tra đầm nuôi tôm

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu tôm đứngthứ 2 thế giới với giá trị xuất khẩuchiếm 13 đến 14 phần trăm tổng giá trịxuất khẩu tôm của toàn cầu. Theo hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủysản Việt Nam, mỗi năm ngành tômđóng góp khoảng 40 đến 45 phần trăm tổnggiá trị xuất khẩu thủy sản tương đương3,5 đến 4 tỷ đô la Mỹ. Hiện tại Việt Nam xuất khẩu lên đến 100 quốc giatrong đó năm thị trường lớn nhất gồm châu âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc vàHàn Quốc, tuy nhiên biến đổi khí hậu và việc đẩymạnh nuôi tôm siêu thâm canh đang làthách thức lớn đối với người nuôi tôm. Những cơn mưa bất thường, nắng nóng kéo dàilàm thay đổi đột ngột môi trường nướclàm những loại nấm, tảo, rong và nhiều sinhvật có hại khác xuất hiện trong ao nuôingày một nhiều hơn. Những loại khí độc tích tụ trong quátrình chăn nuôi như NH3 H2S Amoniac làmtôm dễ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm. Những thói quen lạm dụng kháng sinhkhiến tôm chậm lớn làm gia tăng hệ sốthức ăn gây tổn hại kinh tế cho ngườichăn nuôi.

Ông Nguyễn Đức vang ởthị xã Quảng Yên Quảng Ninh cho biếtnhững năm gần đây nghề nuôi tôm khôngcòn dễ dàng như những năm trước bởiphong trào nuôi tôm ở địa phươngđẩy mạnh thì cũng đồng nghĩa với áplực, thách thức về nguồn nước dùng cho nuôi tôm. Những năm trước, nước biển còn trong sạch, lượng kiềm trong nước biển chỉ có 100 đến 120, nhưng mấynăm gần đây, nước biển bị ô nhiễm nên việc nuôi tôm gặp nhiều khó khăn. Để đảm bảo môi trường cho tôm phát triển tốt, ngoài kinh nghiệm nhiều năm, sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp địa phương, ông Vang cũng như cáchộ nuôi trồng thủy sản trong khu nuôitrồng tập trung 156 ha tại thị xãQuảng Yên ý thức được rằng không thể lạmdụng hóa chất để xử lý môi trường nướccũng như dùng kháng sinh một cách bừabãi để phòng bệnh cho tôm bởi hóa chấtcũng sẽ tiêu diệt các sinh vật có lợitrong môi trường nước. Lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn đến việc vi khuẩn khángthuốc và nguy cơ tôm nuôi sẽ tồn dưkháng sinh ảnh hưởng đến sức khỏe ngườitiêu dùng. Chính vì thế, bên cạnh việctuân thủ nghiêm ngặt việc giữ lại 10phần trăm tổng diện tích tương đương vớimột ha để xây ao lắng thì ông Vang còn đặc biệt chú trọngđến việc sử dụng chế phẩm sinh học cóchứa các chủng vi sinh có lợi để phân hủycác chất ô nhiễm vượt ngưỡng để giảm độđộc, ổn định màu nước ao, giảm hàm lượng các chất độc như NH3,amoniac, H2S giúp tôm nuôi khỏe mạnh và lớn nhanh. Việc sử dụng được tiến hànhtrước khi thả giốnghai đến ba ngày và định kỳ hàng thángdùng một lần. Chế phẩm sinh học phần lớn là sử dụng các sinh vật sống có lợi cho quá trình phát triển của tôm, không để tồn dư các dư lượng kim loại nặng cũng như kháng sinh trong con tôm. Việc sử dụng chế phẩm sinh học có tác dụng khống chế được dịch bệnh, quản lý môi trường và tăng sức đề kháng cho tôm. Vì vậy, nuôi tôm bằng công nghệ sinh học, chế phẩm sinh học sẽ đảm bảo môi trường sống, đảm bảo sức khỏe cho tôm tốt thì ít xảy ra dịch bệnh.

Việc tăng cường sử dụng vi sinh trong nuôi tôm nói  riêng và nuôi trồng thủy sản nói chung đang ngày càng phổ biến, không những người chăn nuôi tiết kiệm được chi phí đầu vào mà còn bảo vệ được môi trường. Để đảm bảo cho việc nuôi tôm được bền vững bởi các loại vi sinh vật đã được chọn lọc trong chế phẩm vi sinh sẽ giúp ổn định môi trường ao nuôi, phân giải chất hữu cơ dư thừa, xác tảo, cặn bã thành chất vô cơ không độc hại đồng thời chuyển hóa các chất độc hại phát sinh trong quá trình nuôi tôm thành các chất không độc hại, đảm bảo chất lượng nước, kích thích vi khuẩn có lợi phát triển cạnh tranh để giảm số lượng vi khuẩn gây bệnh hại tôm.

Trần Lê