00:00 Số lượt truy cập: 2988215

Tây Ninh: Ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp bền vững 

Được đăng : 11/11/2020

vuon-dua-luoi12

 

Mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao tại xã An Bình, huyện Châu Thành

Với những lợi thế, tiềm năng sẵn có về tài nguyên đất đai, điều kiện khí hậu, tỉnh Tây Ninh đang tập trung triển khai Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với cơ cấu lại nông nghiệp, với quyết tâm trở thành "thủ phủ rau sạch" trong tương lai.  Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh đã có bước chuyển mình mạnh mẽ nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu, ứng dụng rộng rãi kỹ thuật công nghệ cao (CNC), mang lại hiệu quả thiết thực góp phần xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững,

Trước quyết tâm thay đổi nền nông nghiệp tỉnh nhà của Ðảng bộ, chính quyền, người dân cũng đã hưởng ứng với nhiều dự án nông nghiệp công nghệ cao. Hiện trên địa bàn tỉnh, nhiều người dân đã "đi tắt đón đầu" để triển khai đề án về nông nghiệp công nghệ cao. Hiện nay, trên địa bàn hiện có hơn 200ha đất trồng mãng cầu theo tiêu chuẩn an toàn, 1.000ha trồng bưởi da xanh, hơn 380ha trồng chuối già hương xuất khẩu, cùng hàng trăm mô hình sản xuất rau sạch; nhiều địa phương có vùng chuyên canh trồng nhãn… Nhờ chủ động và khuyến khích nông dân ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, chuyển đổi cây trồng. Thời điểm này, tỉnh đã chuyển đổi được hơn 10.000ha lúa, cao su, mía… sang trồng cây ăn quả, cây hoa màu năng suất cao; đồng thời, hình thành các mô hình nông nghiệp sạch, nông nghiệp CNC, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap… Trong vài năm, toàn tỉnh đã có hàng trăm dự án trồng rau xanh, dưa lưới, trái cây cao sản và nhà máy chế biến nông sản bằng công nghệ hiện đại. Phương thức, mô hình sản xuất mới này thay thế các loại cây trồng truyền thống, năng suất thấp, thiếu bền vững trước đây. Giá trị sản phẩm bình quân mỗi héc-ta đất trồng trọt dự kiến đến năm 2020 đạt 100 triệu đồng, tăng khoảng 20% so với năm 2016.

Để xây dựng nền nông nghiệp CNC, phát triển bền vững, nâng cao đời sống người dân, ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực, cải cách hành chính, tỉnh Tây Ninh đã tổ chức thực hiện nhiều thay đổi về cơ chế chính sách, ra đề án thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; hướng dẫn các địa phương tổ chức lại sản xuất, xây dựng cơ chế hỗ trợ nông dân, thu hút vốn đầu tư từ các nguồn lực kinh tế trong và ngoài tỉnh; liên kết giữa các khâu sản xuất, hình thành chuỗi sản xuất khép kín để nâng cao giá trị nông sản và đầu tư thích đáng vào khâu tiêu thụ hàng hóa. Với quyết tâm đổi mới, phát triển nông nghiệp CNC, UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện cơ chế mở cửa, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp. Công tác thu hút đầu tư vào nông nghiệp của tỉnh Tây Ninh đang đạt những kết quả thuận lợi khi có sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước với tổng nguồn vốn đầu tư 17.000 tỷ đồng đã được ký kết. Giai đoạn 2017-2020, tỉnh mời gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất 6 vùng nông nghiệp ứng dụng CNC, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh gắn với thị trường và công nghiệp chế biến.

Ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch tỉnh Tây Ninh cho biết đang quy hoạch khu đất khoảng 2.000 ha để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Đây là nơi thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tâm huyết và năng lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Các mô hình thành công sẽ được chuyển giao cho nông dân và nhà đầu tư khác sau đó hướng tới mục tiêu giúp người dân làm giàu bằng nông nghiệp. Đặc biệt, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, phát huy lợi thế trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh tương xứng với tiềm năng, vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Tây Ninh đã thông qua Nghị quyết về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn giai đoạn 2020-2025. Theo đó, doanh nghiệp có dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn theo danh mục dự án theo Nghị quyết, thì sẽ được ngân sách Tỉnh hỗ trợ lãi suất vay thương mại.

TB