00:00 Số lượt truy cập: 2668730

Thành công từ mô hình Ghép, cải tạo vườn điều già cỗi năng suất thấp thành năng suất chất lượng cao tại Bình Phước 

Được đăng : 12/08/2019

 

Công tác đầu tư thâm canh điều từ năm 2013 đến nay có những chuyển biến tích cực, công tác chỉ đạo, các đề tài, dự án đã tập trung chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về tỉa cành, tạo tán, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, đã đưa năng suất điều tăng lên, theo báo cáo của tỉnh Bình Phước có 90.264 ha, chiếm 68,18 % diện tích điều được đầu tư thâm canh, trong đó: 41.912 ha, chiếm 31,66 % diện tích được đầu tư thâm canh có năng suất trên 20 tạ/ha; 2.000 ha, chiếm 1,5 % diện tích được đầu tư thâm canh theo quy trình đạt năng suất từ 35 - 50 tạ/ha; 48.352 ha, chiếm 36,52 % diện tích bước đầu có đầu tư thâm canh, năng suất đạt trên 12,3 tạ/ha; Hiện nay việc liên kết sản xuất đang được tuyên truyền và triển khai đồng bộ ở các địa phương theo hình thức như: câu lạc bộ, tổ hợp tác, hợp tác xã. Hiện nay có 30 hợp tác xã và 46 tổ hợp tác đang hoạt động về lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó điển hình là Liên Minh hợp tác xã Phước Hưng hoạt động với hình thức liên kết sản xuất Điều theo tiêu chuẩn FLO và Orgranic xuất khẩu qua thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… thông qua doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ là Công ty cổ phần XNK điều Việt Hà và các đối tác, tính trong năm 2015 diện tích liên kết 1.500 ha^ tiền phúc lợi thu được đạt 800 triệu đồng. Dự kiến trong năm 2016 Hợp tác xã sẽ phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và các doanh nghiệp trên để mở rộng trên địa bàn xã Bù Gia Mập và xã Bình Minh, Đồng Nai và Bom Bo.


Để giúp nông dân tăng năng xuất trên cây điều, Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp với Trung tâm Khuyến Nông – Khuyến ngư tỉnh Bình Phước thông tin, tuyên truyền đến đông đảo nông dân trồng điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước về nội dung của Dự án, đồng thời khảo sát, lập hồ sơ chọn hộ tham gia mô hình “Ghép cải tạo vườn điều có năng suất dưới 1 tấn hạt/năm”, tại xã Long Hà, huyện Phú Riềng. Qua khảo sát đã lập hồ sơ chọn được 20 hộ (trong đó có 10 hộ do Hội Nông dân tỉnh Bình Phước giới thiệu; 10 hộ do Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bình Phước giới thiệu)

Kết quả
sau khi ghép,vườn điều được trẻ hóa với giống điều có chất lượng tốt, năng suất điều sau ghép tăng ít nhất 3 lần (≥ 3,0 tấn/ha), giá trị sản lượng tăng hơn 3 lần (>75,0 triệu đồng/ha), nâng cao sức cạnh tranh của cây điều với cây trồng khác, góp phần giảm tình trạng chặt bỏ điều chuyển sang trồng cây khác. Đặc biệt, duy trì phát huy “vườn điều hiện có” bằng mức đầu tư “vừa phải” phù hợp với khả năng của nông hộ trồng điều tại địa phương. Mô hình đã được các ông Hoàng Trọng Thủy, ông Hoàng Văn Tần thực hiện thành công trên diện tích 6,0 ha ở huyện Bù Gia Mập – tỉnh Bình Phước.



Thực hiện mô hình đã góp phần duy trì giá trị sản xuất nông nghiệp của địa phương, đặc biệt là từng bước cải thiện đời sống cho nông dân trồng điều, giảm ngoại tệ chi cho nhập khẩu hạt điều, tạo việc làm thu nhập cho người lao động ngành điều, ổn định trật tự xã hội địa phương. Duy trì độ che phủ đất, giảm xói mòn rửa trôi lớp đất mặt, góp phần cân bằng sinh thái.


Đặng Thủy