Bản Tổng Kim, xã Vĩnh Yên (Bảo Yên - Lào Cai) là địa bàn sinh sống của 33 hộ người Mông (192 khẩu). Những năm qua, đồng bào Mông ở Tổng Kim đã một lòng đoàn kết để cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no.
Nhờ chủ trương khuyến khích bà con chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, diện mạo thôn Nội Chùa, Yên Sơn (Lục Nam - Bắc Giang) đã có nhiều khởi sắc.
Từ lâu, người dân huyện Hà Quảng (Cao Bằng) vẫn gọi thuốc lá là cây xoá nghèo, làm giàu bởi lợi ích kinh tế mà nó mang lại cho người dân nơi đây thực sự rõ nét…
Từ tháng 6/2011, mô hình nhân giống đậu xanh cao sản ĐX 14 được Trung tâm KNKN phối hợp với Trung tâm giống cây trồng Hà Tĩnh triển khai tại xóm Yên xã Thuân Thiện huyện Can Lộc với tổng diện tích 2 ha, nhằm mục đích đưa giống mới vào sản xuất mang lại giá trị kinh tế giúp người nông dân nâng cao thu nhập. Sau hơn 2 tháng triển khai cho thấy, giống đậu xanh ĐX 208 là cây trồng mang lại nhiều triển vọng.
Xã Si Pa Phìn là xã vùng cao biên giới đặc biệt khó khăn. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 12.985,82 ha, số dân 4.584 người với trên 90% dân tộc thiểu số sống trong 15 bản.
Thôn Định Thắng, thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có 13 hộ dân. Trong đó đều thuộc diện hộ nghèo hoặc cận nghèo, đông con quanh năm sống trong nhà tranh vách đất. Tuy nhiên, vài năm gần đây, đời sống của nông dân được cải thiện rõ rệt nhờ chuyển đổi cây trồng mà các hộ này đã thoát nghèo trông thấy, xây nhà lầu, mua xe và sắm sửa vật dụng sang trọng… Đó là nhờ trồng cấy Khóm (cây dứa).
Lâu nay dân biển Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An ngoài nghề lưới rê xù, rê thu, lưỡng quyét, lưỡng bao đang đứng ở tốp đầu về mức thu nhập, thì mới đây phát triển thêm nghề lưới sam cho thu nhập mỗi tháng từ 10 triệu đến 15 triệu đồng/bạn thuyền, chủ tàu lãi ròng từ 40 triệu đến 50 triệu đồng/tháng.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), sáu tháng đầu năm 2011, xuất khẩu cá tra tăng về số lượng và giá trị, với gần 320 nghìn tấn, đạt giá trị 828 triệu USD, thị trường xuất khẩu được mở rộng. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cá tra khó khăn, giá cá không ổn định. Thậm chí, mặc dù tổng lượng cá nuôi ở ÐBSCL chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu công suất cho các nhà máy, nhưng lại có tình trạng thừa nguyên liệu.
Người dân xã Duy Châu (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) đang tích cực xúc tiến thành lập một hợp tác xã (HTX) nuôi gà, nhằm đưa gà Duy Châu trở thành thương hiệu hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Bà con nông dân các xã vùng bán sơn địa thuộc huyện Tuy An (Phú Yên) đang "ăn nên làm ra" nhờ nuôi nai. Với mức lãi từ 30 - 50 triệu đồng/cặp nai/năm, nghề nuôi nai đang hấp dẫn nông dân nơi này.