00:00 Số lượt truy cập: 2999698
Tin tức - Sự kiện

Huyện Yên Minh (Hà Giang) tập trung phát triển trang trại chăn nuôi quy mô lớn

Từ năm 2006, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang đã chú trọng tập trung phát triển mô hình trang trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình. Tuy nhiên, qua quá trình phát triển, mô hình này chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm hàng hoá, tập trung. Do đó, trong phương án phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm giai đoạn 2011- 2015, huyện xác định hướng đi trọng tâm đó là phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn.


Mỹ Tân (Mỹ Lộc, Nam Định) chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo đột phá trong xây dựng NTM

Gia đình anh Phan Ngọc Thản, thôn Thượng Trang, HTX Tân Tiến, xã Mỹ Tân (Mỹ Lộc) có hơn 5 sào cấy lúa, năm 2011 anh chuyển 2,4 sào sang trồng hoa. Anh Thản cho biết: “Ngay vụ đầu, thu hoạch mỗi sào hoa đạt gần 30 triệu đồng, trừ chi phí còn 25 triệu đồng. Mỗi năm 3 vụ hoa cho thu nhập cao hơn so với trồng lúa hàng chục lần”. Ở HTX Tân Tiến năm nay có hàng trăm hộ đã chuyển đổi sang trồng hoa, các hộ ông Phan Văn Nhân, Phạm Văn Ngũ… đều đạt thu nhập cao từ trồng hoa. Kết quả này xuất phát từ chủ trương của Đảng ủy, HĐND xã Mỹ Tân về chuyển dịch cơ cấu sản xuất nhằm phát triển kinh tế, đặc biệt nhằm tạo ra bước đột phá trong xây dựng nông thôn mới (NTM) của địa phương. 


Hiệu quả từ nuôi thả cá rô phi đơn tính ở Hưng Yên

Thời gian qua, lĩnh vực nuôi thả thuỷ sản trên địa bàn tỉnh phát triển cả về quy mô diện tích và cơ cấu đàn. Nông dân ở các địa phương đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất trũng kém hiệu quả sang đào ao, cải tạo ao hồ nuôi thả thuỷ sản góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả. Bên cạnh các loài thuỷ sản được nuôi thả phổ biến như trắm, trôi, mè, một số loài có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao được ngành chức năng và nông dân đưa vào nuôi thả, mở rộng quy mô, diện tích như cá chim trắng, rô phi đơn tính.


Nuôi khảo nghiệm thành công giống hươu sao: Triển vọng mới cho ngành chăn nuôiở Gia Lai

Sau 2 năm tiến hành nuôi khảo nghiệm, đến thời điểm này, giống hươu sao của Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh Gia Lai đã sinh trưởng và phát triển tốt, hứa hẹn mang lại thành công và mở ra triển vọng mới cho ngành chăn nuôi của tỉnh.


Hiệu quả thiết thực từ mô hình cánh đồng mẫu lớn

Hiện nay, các địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long đang xúc tiến xây dựng các cánh đồng mẫu lớn nhằm hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.


Bình Thuận: Mô hình chăn nuôi heo theo hình thức nhỏ lẻ mang lại hiệu quả kinh tế

Dịch bệnh, giá cả thức ăn và đầu ra cho thương phẩm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công đối với người chăn nuôi. Hiện nay, việc chọn mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao đang là hướng đi của không ít hộ gia đình ở xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân (Bình Thuận). Bởi vì mô hình này đơn giản, không đòi hỏi vốn lớn và đặc biệt là tính rủi ro thấp.


Bắc Giang: Phát triển đàn trâu theo hướng nào?

Từ bao đời nay, con trâu luôn gắn liền với sản xuất và đời sống của người nông dân. Thế nhưng những năm gần đây, đàn trâu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giảm nhiều, nguyên nhân vì sao?


Từng bước xây dựng thương hiệu cho cá bống bớp nuôi ở Nghĩa Hưng (Nam Định)

Từ nhiều năm nay, cá bống bớp đã trở thành con nuôi chủ lực của vùng mặn lợ huyện Nghĩa Hưng (Nam Định) với diện tích ngày càng được mở rộng, sản lượng tăng nhanh, hiệu quả kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng. Huyện Nghĩa Hưng đang tích cực xây dựng thương hiệu cho cá bống bớp.


Nuôi thỏ làm giàu

Với bản tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh Trần Phúc Thái, ở xóm Đấp 3, xã Đắc Sơn (Phổ Yên - Thái Nguyên) đã biết vượt qua số phận, vươn lên làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.


Làm giàu từ trồng màu mùa nước nổi

Trong lúc nhiều địa phương vùng lũ ĐBSCL gặp khó, thậm chí không thể sản xuất được vụ màu khi nước lũ tràn đồng, thì ở huyện đầu nguồn An Phú, tỉnh An Giang, nhiều diện tích trồng màu đang cho nông dân nguồn lợi kinh tế cao.


<< < 104 105 106 107 108 > >>