Sáng 10-9, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương tổ chức hội thảo quốc gia "Phát triển chuỗi giá trị nông sản hướng tới nông nghiệp bền vững trong bối cảnh hội nhập tại Đông Nam Á" theo hình thức trực tuyến. Đây là diễn đàn khoa học cấp quốc gia về phát triển chuỗi giá trị nông sản với nhiều khuyến nghị chính sách có giá trị, thu hút sự tham dự của gần 200 chuyên gia, nhà nghiên cứu tại tổ chức, trường đại học cũng như các cơ quan báo chí và những người quan tâm.
Với mục tiêu hướng đến một nền nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) với quy mô sản xuất lớn, hiện đại, Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển NNCNC theo hướng bền vững, phát triển không chạy theo số lượng hay diện tích canh tác mà chú trọng ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo sản phẩm giá trị lớn.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc ứng dụng CNC (CNC) vào sản xuất nông nghiệp, cũng như tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới ngành nông nghiệp, Ninh Thuận đã xác định "phát triển nông nghiệp CNC, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu" là 1 trong 3 khâu đột phá để tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu và xây dựng nông thôn mới.
Những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện có hiệu quả việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ và đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đã tạo đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, nâng cao hiệu quả lao động trong nông nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, hàng hóa lớn, sức cạnh tranh cao trên thị trường, góp phần bảo vệ môi trường.