Cá thát lát hiện được xem là “đặc sản” trên vùng đất Tây Nguyên, nhất là tại Đăk Lăk.
Sau gần 10 năm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, công nghệ nuôi tôm ở Cà Mau vẫn giậm chân tại chỗ, chưa thoát khỏi cái bóng của chính mình. Vùng chuyển dịch cơ cấu sản xuất ở Cà Mau cứ luẩn quẩn với điệp khúc độc canh con tôm, độc canh cây lúa.
Tháng 7-2009, giá lúa ở ĐBSCL tăng trở lại và bình ổn ở mức 4.000 – 4.700 đồng/kg (tùy loại). Khả năng Việt Nam xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2009 là rất cao. Đây là bước ngoặt mới nhưng cũng cần nhìn lại cách điều hành xuất khẩu gạo để đảm bảo tăng lợi nhuận cho nông dân.
Tại cuộc họp trực tuyến do Bộ Công Thương tổ chức ngày 8/7, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Huỳnh Minh Huệ cho biết: Số lượng gạo xuất khẩu năm nay chắc chắn sẽ cao hơn so với chỉ tiêu ban đầu của Chính phủ (5 triệu tấn). Hiệp hội đã bàn với các doanh nghiệp để tổ chức thực hiện, có thể xuất khẩu ít nhất 5,5 triệu tấn gạo, đồng thời phải tiêu thụ hết lúa hàng hoá trong dân.
Hơn 8.000 ha lúa hè thu ở các huyện phía nam tỉnh Kiên Giang đã và đang bị chết khô do nắng hạn kéo dài. Nhiều nông dân bỏ mặc đồng lúa đang cháy vàng cho cỏ dại và sâu bệnh tấn công.
Chè Shan được trồng ở Lào Cai chiếm 37,5% diện tích chè toàn tỉnh với 1.370ha, đây là giống chè bản địa, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu vùng cao Lào Cai.
Khoảng từ giữa tháng 6-2009 đến nay, giá cá tra nguyên liệu liên tục giảm, trong khi đó giá thức ăn thủy sản lại tăng, đặc biệt việc các nhà máy chế biến thủy sản hạn chế thu mua cá khiến người nuôi lo lắng khi cá tra tới kỳ thu hoạch nhưng không tiêu thụ được.
Những ngày này, tại Campuchia (CPC), các công ty cao su (CTCS) trực thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su (CNCS) VN đã đồng loạt ra quân trồng mới hàng ngàn hécta cao su. Đây được xem là năm bản lề để tập đoàn tăng tốc phát triển cao su tại nước bạn và phấn đấu đến năm 2012 trồng hoàn thành 100.000ha tại đất nước chùa Tháp, theo thỏa thuận giữa hai Chính phủ Campuchia và Việt Nam.
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Copenhagen, Đan Mạch, ĐH California (UC) Davis và UC Berkeley, Hoa Kỳ, đã phân lập được một nhóm protein có vai trò quan trọng trong những cơ chế biến dưỡng hoá sinh cho phép cây xác định và khoá lại sự xâm nhiễm của vi khuẩn. Không giống như động vật, thực vật không phát triển được chức năng miễn dịch khi nó bị nhiều loài vi khuẩn khác nhau có mặt trong cơ thể.
Ở dải đất Bình Thuận chỉ có gió và những đồi cát mênh mông, nhiều người nghĩ, sẽ không thể có những trang trại VAC xanh tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng, thật kỳ lạ, bằng sự sáng tạo của nhà vườn cộng với sự giúp sức của Hội Làm vườn (HLV) tỉnh, những mầm cây đã vươn mình trong gió cát; dưới ao, cá vẫn tung tăng bơi lội. Điều đó đủ để chứng minh, ngay ở nơi khắc nghiệt nhất, mô hình VAC vẫn có thể tồn tại và phát triển.