Những tưởng tình trạng khan hiếm thợ gặt chỉ xảy ra ở vựa lúa Đồng bằng sông Cửu Long, vậy mà tình trạng này cũng đang trở thành nỗi lo của nhiều nông dân vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện, bà con đang vào vụ thu hoạch lúa mùa rộ nhưng để thuê được thợ gặt không hề đơn giản.
Chỉ chừng 2 tháng nữa người trồng mía miền Trung vào vụ thu hoạch, người trồng mía hy vọng sẽ được cầm những đồng tiền chắt chiu suốt 11 tháng vun trồng. Vậy mà trong 1 đêm, cơn bão số 9 đã cuốn phăng của họ thành quả ấy.
* Bộ NN- PTNT sẽ cung cấp đủ tiền để nghiên cứu tiếp
Với một loại thuốc trộn vào thức ăn cho lợn, chỉ trong 7-10 ngày, các mô mỡ teo tóp lại, thớ thịt nở ra, lợn mỡ đường hoàng thành lợn nạc. Công nghệ này được một số lái lợn ở Đồng Nai áp dụng và giàu lên nhanh chóng.
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến về kết quả điều tra chi phí sản xuất và giá thành lúa vụ đông xuân 2008-2009 tại các tỉnh miền Trung và phía Bắc.
Trung Lương một vùng đất vốn có truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời, nơi đây nổi danh với những làng nghề rèn đúc truyền thống. Do yêu cầu của việc tuyên truyền phổ biến kiến thức, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) cho người dân lao động đặt ra ngày càng cao, đòi hỏi phải có một tổ chức chăm lo nhiệm vụ này, vì vậy ngày 22/11/2002, Đảng bộ Trung Lương ra Quyết định số 40-QĐ/ĐU thành lập Chi hội KH&KT (đây là chi hội đầu tiên của cả nước); cử ba đồng chí cán bộ xã tham gia vào ban chấp hành lâm thời vận động thành lập Hội. Chỉ sau một thời gian ngắn, Ban chấp hành lâm thời vận động được 58 hội viên làm đơn đăng ký gia nhập Hội, trong đó 24 người có trình độ đại học, 30 người có trình độ cao đẳng, 4 người là thợ bậc cao. Tất cả đều có ý thức gắn kết xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, nhanh chóng vượt qua những bước đi mò mẫm, chập chững đầu tiên.
Qua gần 2 năm, cảnh quan ở Đông Bạn đã hoàn toàn đổi khác. Những cồn cát đã biến mất mà thay vào đó là những vườn cây, đàn gà, đàn lợn… đang phát triển sinh sôi nảy nở theo thời gian; thấp thoáng dưới những rặng cây xanh là những ngôi nhà ngói đỏ khang trang đang thi nhau mọc lên. Tất cả như một minh chứng cho sự đổi thay to lớn trên vùng hoang mạc hoá ven biển này.
Số gạo mà Philippines dự định nhập khẩu cho năm 2010 tăng 13% so với hơn 1,770 triệu tấn của năm 2009, chủ yếu từ Việt Nam
Chưa hết ấm ức bởi thương lái quỵt nợ tiền bán rau thì mới đây nhiều hộ dân ở huyện Châu Thành (Tiền Giang) lại sây sẩm mặt mày vì bị “dụ” mua giống rau rởm về trồng. Đúng là "hoạ vô đơn chí".
Hiện nay, nhiều nơi trồng nhãn ở vùng ĐBSCL như Cai Lậy, Cái Bè (Tiền Giang), Đồng Phú, Hòa Ninh, An Bình (Long Hồ, Vĩnh Long), Châu Thành, Chợ Lách (Bến Tre) đang bị một căn bệnh tàn phá làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất của cây nhãn. Người dân ở mỗi nơi dựa vào hình thù của bộ phận cây bị bệnh mà gọi căn bệnh này bằng rất nhiều tên gọi khác nhau, như: chổi rồng, đầu lân, bông lúa mì, bông lục bình… Thật ra, căn bệnh này được giới chuyên môn gọi là “witches’ broom” (chổi của phù thủy). Tác nhân bệnh có thể là do lây truyền qua vector - côn trùng và nhện chích hút.