Trước dự báo tình hình thời tiết sẽ bất lợi cho vụ SX đông xuân tới, Cục Thủy lợi nhận định SXNN sẽ gặp khó khăn “kép” nếu El Nino hoạt động mạnh. Tuy nhiên, Cục này cho rằng trong trường hợp tồi tệ chăng nữa, miền Bắc cũng sẽ có đủ nước tưới, chỉ có điều lo nhất là không lấy được nước mà thôi.
So với các địa phương trong tỉnh Gia Lai thì Phú Thiện là huyện có tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản tương đối lớn. Chưa kể diện tích mặt nước của công trình đại thuỷ nông Ayun Hạ, toàn huyện có hơn 300 ha mặt nước ao hồ nuôi thuỷ sản trong nhân dân. Vậy mà cơn bão số 9 và số 11 vừa qua, nước lũ đã cuốn trôi hầu hết diện tích này.
Mục tiêu trên không quá xa vời nếu trong vòng 10 năm nữa, VN thực hiện thành công Nghị quyết 48/NQ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản. Hôm 9/11 tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Hồ Xuân Hùng đã chủ trì Hội nghị triển khai thực hiện Nghị quyết quan trọng này.
“Những doanh nghiệp tư nhân có khả năng tăng số lượng việc làm và thu nhập cho người nghèo sẽ được Quỹ thách thức Việt Nam (VCF) hỗ trợ kinh phí nhằm giúp gánh đỡ một số rủi ro kinh tế mà các dự án đổi mới thường gặp phải” – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương khẳng định trong Lễ khởi động VCF diễn ra vào sáng ngày, 10/11/2009 tại Hà Nội.
“Chiếm 50% sản lượng xuất khẩu giao dịch trên thị trường, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu. Tuy nhiên, thương hiệu tiêu Việt Nam còn rất mờ nhạt ở một số khu vực. Chúng ta mới chỉ đang bán cái chúng ta có, chứ chưa bán cái khách hàng cần…”
Tất cả các DN (kể cả DN không phải là hội viên của VFA) muốn xuất khẩu gạo phải có xác nhận của VFA (điều kiện để làm thủ tục xuất khẩu). “Phải tuân thủ luật chơi của chúng tôi”- ông Nguyễn Thọ Trí - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tuyên bố.
Báo cáo "Con đường tới thành công" của FAO, công bố trước Hội nghị thượng đỉnh thế giới về an ninh lương thực cho biết, nhiều nước đã đạt được hoặc đang vững bước tiến tới mục tiêu cắt giảm một nửa số người đói nghèo vào năm 2015, một trong 8 Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDG).
Theo chân Tiến sĩ Võ Mai, Phó Chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, Trưởng ban điều hành liên kết GAP sông Tiền, chúng tôi tới thăm hợp tác xã trồng dừa sáp xã Hoà Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trước mắt chúng tôi là một bức tranh đồng quê đẹp đến lạ kỳ, hai bên đường là những hàng dừa xanh, quanh năm toả bóng mát. Vạt thì đang trồng mới, đám thì cây sum suê lúc lỉu những quả là quả đang chờ ngày thu hái.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện có 300.000ha cây ăn trái, trong đó có khoảng 120.000ha trồng các loại cây ăn trái đặc sản như sầu riêng, xoài cát Hoà Lộc, vú sữa Lò Rèn, bưởi Năm Roi, bưởi da xanh, cam sành, chôm chôm..., sản lượng khoảng 3,3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, do chưa đáp ứng được các yêu cầu, tiêu chuẩn, trái cây ĐBSCL vẫn chưa thể cạnh tranh được về giá so với trái cây nhập khẩu. Làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của trái cây đang là trăn trở của ngành chức năng và chính quyền các tỉnh, thành trong khu vực.
Nếu không có gì thay đổi, hôm nay 13-11 lô thanh long đầu tiên của Việt Nam sẽ đến thị trường Nhật Bản sau bốn năm chuẩn bị. Đây được xem là cơ hội lớn để trái cây tươi Việt Nam chinh phục thị trường khó tính Nhật Bản.