Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng thứ 5 trên thế giới, với sản lượng hàng năm trên 35 triệu tấn (năm 2008 đạt 38,7 triệu tấn). Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn là nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới với sản lượng từ 4,5 đến 5 triệu tấn/năm. Riêng năm 2009, dự kiến xuất khẩu gạo sẽ đạt trên 6 triệu tấn. Tuy nhiên, tại Hội thảo khoa học “Cây lúa Việt Nam” ở tỉnh Hậu Giang mới đây, nhiều vấn đề quan tâm nhất của các nhà khoa học là sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam đang đối diện nhiều thách thức và bất cập, đòi hỏi cần phải có giải pháp chiến lược để sản xuất và xuất khẩu lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững trong hội nhập.
Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, những quy định của luật IUU của Liên minh châu Âu (EU) về chứng minh nguồn gốc thủy sản xuất khẩu sẽ có hiệu lực. Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết ngư dân, nhiều doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam còn băn khoăn với quy định trên.
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT), các loại rau và trái cây nhập khẩu liên tục tăng trong mấy tháng gần đây. Hoa quả thì chủ yếu là cam, lê, quýt, táo. Rau thì có bắp cải, cải nước, củ cải muối, cải thảo, củ cải tươi. Trong đó chỉ củ cải tươi là có trong danh mục nhập khẩu. Tại cửa khẩu Lào Cai, trung bình mỗi ngày có khoảng 400 tấn nông sản nhập khẩu. Còn tại cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) có khoảng 100-150 tấn/ngày, chưa kể hàng trăm tấn nông sản nhập vào qua hình thức xé lẻ để xách tay, gùi thồ...
Phân bón không thiếu thậm chí TCty Phân bón và hoá chất Dầu khí còn đề nghị Bộ Công thương cho XK đạm Phú Mỹ nhưng nửa tháng qua giá phân bón vẫn tăng đều. Bỗng mấy ngày gần đây giá phân quay đầu làm nhiều nông dân cũng như đại lý lỡ mua vào chết điếng.
Thách thức lớn nhất: Thời tiết nghiêng ấm, thiếu nước nghiêm trọng
Vụ đông xuân năm nay, ngoài việc trồng hơn 22 nghìn ha rau màu các loại trong cơ cấu cây vụ đông, tỉnh Ninh Bình còn chủ trương đưa diện tích lúa xuân lên khoảng 40 nghìn ha. Trong đó, chú trọng thâm canh từ 10 nghìn ha trở lên để trồng lúa có năng suất, chất lượng cao ở tất cả các huyện, thị xã trong tỉnh. Ðồng thời thực hiện phương châm, giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn, bảo đảm diện tích trồng lúa lai, mở rộng thâm canh lúa cao sản và lạc giống mới.
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định vừa nghiệm thu và cho phép đưa vào áp dụng trong sản xuất kết quả đề tài “Thử nghiệm kỹ thuật lót nilon mặt đáy tầng canh tác trong thâm canh cỏ trên đất khô hạn đang bị hoang mạc hóa phục vụ chăn nuôi, bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định” của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp duyên hải Nam Trung bộ do TS. Nguyễn Thanh Phương làm chủ nhiệm sau 3 năm triển khai thực hiện.
Tình trạng khai thác quá mức đã và đang dẫn đến hậu quả là nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế quý hiếm ở vùng ven bờ đang bị đe dọa tuyệt chủng, đời sống của nhiều ngư dân bị ảnh hưởng nặng. Vì vậy, bảo vệ, khôi phục và phát triển nguồn lợi thủy sản và khai thác hợp lý để phát triển bền vững đang là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với ngành thủy sản.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kim Thành (Hải Dương), do thời tiết thuận lợi nên năng suất và chất lượng củ đậu năm nay đều cao hơn so với năm ngoái.
Trong năm 2010, Nhà nước sẽ tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%/năm cho các khoản vay trung và dài hạn để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinh doanh.