Giá của mặt hàng cá tại khu vực phía bắc Uganda đã tăng gấp 3 do sự khan hiếm của sản phẩm này tại đây. Tom Okwir Angol, thành viên Hội đồng Nambieso LC5 của Uganda cho biết giá của cá rô phi loại trung đã tăng lên 8 shiliing/kg từ mức giá 1,5 shilling/kg trước đó. Trong khi đó cá rô sông Nile (Nile Perch) tăng từ 2sh/kg lên tới 6sh/kg. Mary Akello, một chủ khách sạn ở thành phố Dokolo cho biết khách hàng đang tránh xa những khu vực khách sạn vì chi phí cho những bữa ăn có cá – đồ ăn thuộc loại ngon nhất có sẵn - là rất lớn.
Thái Lan, Indonexia và Malaysia, ba nước sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới, đang chuẩn bị cắt giảm tới 20% khối lượng cao su xuất khẩu, tương đương 430.000 tấn, trong năm nay.
Bộ Nông nghiệp Mexico cho biết, xuất khẩu cà phê của nước này trong tháng 1 năm nay – tháng thứ 4 của niên vụ 2008/09, đạt 144.588 bao loại 60kg, giảm 36% so với 224.458 bao cùng tháng năm ngoái.
Nông dân huyện Caconda, cách thành phố Lubango 236km về phía bắc, phía nam tỉnh Huila, đặt mục tiêu thu hoạch 60.900 tấn ngô trong mùa vụ đang canh tác do có được sự ủng hộ của thời tiết với lượng mưa đều đặn tại khu vực trong thời gian qua.
Cho dù Nigêria đang mắc nợ khoảng 3,5 tỷ đôla, tuy nhiên Chính phủ nước này đã thông báo mức tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản trong năm 2008 đạt 50,6 tỷ Naira (tương đương 341,8 triệu đôla). Thống kê do Bộ thương mại và Công nghiệp liên bang cho biết kim ngạch xuất khẩu đã tăng 2,9 tỷ Naira so với năm 2007 (đạt 47,7 tỷ Naira). Tuy nhiên khối lượng xuất khẩu lại giảm từ 279 triệu tấn ghi nhận trong năm 2007 xuống còn 270 triệu tấn trong năm 2008. Những sản phẩm xuất khẩu của Nigêria bao gồm: cacao, bơ cacao, gừng, hạt vừng, điều, bông, cao su, ớt và một số nông sản khác.
Các quan chức Brazin đã lên kế hoạch đàm phán với Nga về côta xuất khẩu thịt lợn. Thông tin đã được Pedro de Camargo Neto - Chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu và ngành công nghiệp sản xuất thịt lợn của Brazin khẳng định cuối tuần trước.
Ông Datuk Dr Abang Zaibidin, người sáng lập Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Bumiputera bang Sarawak cho biết, cá da trơn không những được tiêu thụ tốt ở trong nước mà còn ở các nước lân cận.
Ấn Độ, nước sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới, lần đầu tiên có thể sẽ xuất khẩu lúa mì trở lại sau 6 năm gián đoạn sau khi có một vụ mùa bội thu đẩy dự trữ tăng cao. Nước này sẽ thu hoạch 76,5 triệu tấn lúa mì trong năm nay, chỉ giảm 1,6% so với ước tính trước.
Xuất khẩu cà phê của Uganda đã giảm mạnh cả về số lượng và trị giá trong tháng 1 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái do các vấn đề liên quan đến hậu cần và nguồn cung container chở thành hạn chế.
Kênya sẽ cho phép thương nhân của họ tự do nhập khẩu và bán ngô nhằm bảo đảm đủ nguồn cung cấp lương thực tại quốc gia Đông Phi đang bị hạn hán tấn công này. Đợt hạn hán kéo dài tại thời điểm hiện tại đã khiến khoảng 10 triệu người, 1/3 dân số Kênya, phải cần đến những đợt viện trợ lương thực và chính quyền nước này đã công bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Văn phòng Tổng thống Mwai Kibaki cho biết Nội các, sau khi xem xét lại tình hình hiện tại của quốc gia đã chỉ thị cho phép tự do thương mại ngay lập tức các hoạt động nhập khẩu và buôn bán ngô.