00:00 Số lượt truy cập: 3077132
Tin tức - Sự kiện

ĐBSCL phấn đấu đạt trên 2 triệu tấn lúa thu đông

Vụ lúa Thu Đông năm nay, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu đạt năng suất bình quân 45,22 tạ/ha để đạt sản lượng 2,057 triệu tấn, góp phần đưa sản lượng lúa cả năm toàn vùng lên 20,9 triệu tấn, tăng gần 269.400 tấn so năm 2009.


Thu tỉa tôm trứng bán giá cao ở huyện Tam Nông Đồng Tháp

Nông dân huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp hiện đang nuôi tôm càng xanh gần 700 ha mặt nước ruộng mùa nước nổi. Nhiều nông dân trong huyện đang rất phấn khởi khi thu tỉa tôm trứng thương phẩm và bán với giá cao.


Xuất khẩu cá sang vựa cá Biển Hồ

Cứ cách ngày, chị Bé Năm, thương lái, đưa xe từ Long Xuyên về các huyện mua cá rô mề đầu vuông đưa qua cửa Khánh Bình về Kaldal, Phnom Penh, Vương quốc Campuchia theo đặt hàng của thương lái bên kia. Cá lội ngược về Biển Hồ, vốn được coi là vựa cá nguồn là chuyện xưa nay hiếm.


Thuốc trừ sâu làm từ... tỏi, ớt

Anh Phạm Văn Biên đang trình diễn cách pha chế thuốc trừ sâu từ ớt, tỏi. Gần hai năm nay, những hộ dân ở thôn Khe Su (xã Lộc Trì H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) đã áp dụng một phương pháp phòng trừ sâu bệnh rất độc đáo. Đó là dùng ớt, tỏi, hành, gừng... làm thuốc diệt sâu bọ hại cây trồng.


Người chăn nuôi trong vùng dịch lợn tai xanh ở Đồng Nai mòn mỏi chờ được hỗ trợ để tái đàn

Mặc dù ngày 31/8 tỉnh Đồng Nai đã công bố mức hỗ trợ cho người chăn nuôi bị dịch với mức hỗ trợ là 25 ngàn đồng/kg lợn hơi (không phân biệt loại lợn). Định mức hỗ trợ này áp dụng từ ngày 24/7/2010, tức là ngày bắt đầu có dịch tai xanh xuất hiện đầu tiên ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Cửu. Tuy nhiên đã 20 ngày nay, nhiều hộ chăn nuôi bị thiệt hại vẫn chưa biết thông tin nói trên và cũng chưa biết cách nào để được hưởng mức hỗ trợ trên, vì thế nhiều hộ khi có lợn bị bệnh chết vẫn lén lút vứt ra môi trường xung quanh, vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa là nguyên nhân phát tán dịch bệnh trên diện rộng.


Nan giải chất lượng giống tôm thẻ

Mấy năm gần đây, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt tại miền Trung đã nổi lên là đối tượng nuôi phổ biến. Tuy nhiên, do con giống bố mẹ không sản xuất được trong nước nên toàn bộ phải nhập ở nước ngoài về, trong đó nguồn giống kém chất lượng rất nhiều.


Sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm ở Cà Mau- Nông dân gặp khó

Mạ trên sân già, không cấy thì mạ chết, mà cấy xuống thì độ mặn còn cao quá, lúa cũng chết. Thời tiết nếu cứ tiếp tục ít mưa như đã qua thì vụ lúa trên đất nuôi tôm xem như… phá sản.


Giống lúa kém chất lượng hay xảy ra tại Nghệ An: Quản lý kém?!

Từ nhiều năm nay, tại Nghệ An, cứ vào vụ SX lúa xuân hay hè thu là các báo lại đưa tin về một số giống lúa chất lượng kém, tỷ lệ nảy mầm thấp, lúa “dởm” lúc ở chỗ này, lúc ở chỗ khác. Vì sao vậy?


Đã có giống tôm thẻ chân trắng

Nhu cầu bức thiết đặt ra hiện nay cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng là làm sao sản xuất được tôm bố mẹ trong nước. Có như vậy mới giúp nghề nuôi tôm chân trắng phát triển bền vững.


Cuộc chiến mì lát

Có tới 90% lượng khoai mì xuất khẩu của VN vào Trung Quốc. Tuy nhiên, do quá phụ thuộc vào thị trường này nên nhiều doanh nghiệp VN bị đối tác “lật kèo”, ép giá.


<< < 435 436 437 438 439 > >>