Tuy mới bước vào vụ sản xuất đường niên vụ mía 2010-2011 nhưng hiện nay tại vùng mía nguyên liệu thuộc ba huyện Trà Cú, Tiểu Cần và Duyên Hải (Trà Vinh), “cuộc chiến” tranh mua mía nguyên liệu giữa thương lái và nhà máy đường Trà Vinh vẫn đang diễn ra.
“Đại dịch” heo tai xanh tràn qua xã Nam Ninh (huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng) khiến cái xã vùng sâu nghèo “rớt mồng tơi” thuộc diện 135 của Chính phủ thêm xơ xác. Trong cơn “bạo bệnh” của ngành chăn nuôi, dư luận không khỏi xót xa khi thấy hàng loạt cán bộ xã tại đây bị tố giác “bắt tay” nhau kê khống đầu heo tai xanh tiêu hủy, ăn chặn tiền hỗ trợ…
Đông xuân 2010 – 2011 đã vào vụ và năm nay nông dân ĐBSCL đã chuyển mạnh sang sử dụng lúa xác nhận, giống chất lượng cao. Cung tăng đã kéo theo giá giống tăng thêm 10 – 15%...
ThS Trần Vinh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho biết: Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái và nhân giống, bảo tồn thủy tùng tại Việt Nam” do ông làm chủ nhiệm được thực hiện từ năm 2007 đến nay đã có những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây thủy tùng, mở ra những hy vọng cho việc bảo tồn và phát triển loài cây sắp bị tuyệt chủng này.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng nói rằng, phải đẩy mạnh xây mới hệ thống kho chứa lúa gạo để doanh nghiệp và nông dân cùng hưởng lợi từ việc mua bán trực tiếp, không qua trung gian. Tuy nhiên, khi xây kho, nhiều doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
So với hàng chục tổ hợp lúa lai Trung Quốc, hai giống lúa lai mang thương hiệu Made in Việt Nam là TH 3-3 và VL20 được nông dân chấp nhận, cạnh tranh được. Còn lại, nhiều giống lúa lai do các nhà khoa học Việt Nam lai tạo thì sớm chết yểu. Một câu hỏi đặt ra: Các nhà khoa học Việt Nam kém tài hay các DN không thiết tha SX giống?
Lần đầu tiên tại VN, một nhóm các hộ trồng rừng quy mô nhỏ đã được Hội đồng Quản lý Rừng (FSC) cấp chứng nhận vì đạt tiêu chuẩn quốc tế bền vững về mặt môi trường, có lợi cho xã hội và mang lại lợi ích kinh tế.
Những ngày đầu tháng 11 vừa qua, nhiều hộ nông dân ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã phản ánh đến cơ quan báo chí về việc sầu riêng của họ do Công ty Phát triển công nghệ sinh học (Donatechno, thuộc Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) cung ứng giống đã và đang bị chết đứng hàng loạt trong vườn. Mở rộng phạm vi tìm hiểu, chúng tôi được biết không chỉ ở Bảo Lâm mà nhiều vùng khác trong tỉnh Lâm Đồng như Di Linh, Đạ Huoai…, cây sầu riêng của họ do Donatechno cung cấp giống cũng rơi vào tình cảnh tương tự.
Những tháng gần đây giá dừa khô nguyên liệu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long liên tục tăng cao, thương lái đến tận vườn của nông dân thu mua dừa khô với giá 70.000 - 80.000 đồng/chục (12 trái). Chẳng những giá cao, trả tiền liền mà thương lái còn ứng tiền trước cho nông dân.
Gần 10 năm trước, khi Liên hiệp châu Âu (EU) tăng cường kiểm tra thủy sản nhập khẩu (9-2001), Mỹ, Nhật Bản áp dụng quy định nghiêm ngặt về dư lượng Chloramphenicol trong sản phẩm thủy sản, nhất là tôm, đã làm các doanh nghiệp (DN) chế biến, xuất khẩu Việt Nam lao đao. Sau đó chuyện dư lượng Malachite green trong cá tra, ba sa xuất khẩu khiến các DN, người nuôi ĐBSCL khốn đốn. Giờ đây, hóa chất Trifluralin đang làm khó các DN xuất khẩu thủy sản… Hóa chất này có trong thuốc diệt cỏ, được người nuôi trồng sử dụng phòng trị nấm sợi trên ấu trùng tôm, xử lý nước và diệt ký sinh trùng gây bệnh trong nuôi cá tra giống.