00:00 Số lượt truy cập: 2660370
Tin tức - Sự kiện

Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT thực hiện Tháng hành động phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lá

Ngày 16/7, Bộ trưởng Cao Đức Phát đã có Chỉ thị thực hiện Tháng hành động phòng trừ rầy nâu (RN), bệnh (vàng lá) VL- LXL trên lúa ở ĐBSCL từ 16/7 đến 16/8 nhằm triển khai có hiệu quả Công điện khẩn số 1085/CĐ-TTg ngày 13/7 của Thủ tướng Chính phủ.


Hàng loạt nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi đóng cửa

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm đến nay có gần 40 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN) ngưng hoạt động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất TĂCN tăng quá cao. Điển hình như bắp, mì, đậu, cám… tăng từ 60%-110% nhưng vẫn thiếu trầm trọng, trong khi nhập khẩu từ nước ngoài giá cao nên chế biến không lời.


Quy hoạch vùng nuôi cá ĐBSCL trong tháng 8-2008

Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Cao Đức Phát dẫn đầu ngày 20-7 đã đến Đồng Tháp làm việc, mở đầu chuyến khảo sát tình hình tiêu thụ cá tra và sâu bệnh trên lúa ở ĐBSCL.


Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát: Đồng Tháp là ổ dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá

Hôm qua (20/7), Bộ trưởng Cao Đức Phát đến là việc tại Đồng Tháp mở đầu chuyến khảo sát tình hình sâu bệnh trên cây lúa và tiêu thụ cá tra ở ĐBSCL. Sau buổi khảo sát thực tế tại hai huyện Châu Thành và Cao Lãnh, làm việc với UBND và Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh: “Đồng Tháp là ổ dịch RN, bệnh VL-LXL trên cây lúa”.


Đề nghị áp thuế nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi 0%

Để tháo gỡ khó khăn cho nông dân và phát triển chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị đưa mặt hàng nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi vào danh mục những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu; giảm thuế suất nhập khẩu xuống 0% đối với một số mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi; yêu cầu hải quan đơn giản hóa các thủ tục hành chính khi thông quan...


Dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp

Trong cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch cúm gia cầm, chiều 22-7, tại Hà Nội, Cục Thú y cho biết, trong hai tuần qua, trên toàn quốc phát sinh thêm hai ổ dịch cúm tại Ðồng Tháp và Nghệ An; thêm sáu tỉnh (chủ yếu ở khu vực Duyên hải miền Trung) phát dịch tai xanh, trong đó các tỉnh bị dịch nặng là Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu); còn dịch lở mồm long móng tại Cao Bằng, Quảng Ninh đang dần được kiểm soát.


Dịch tai xanh có nguy cơ đe dọa các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam bộ

Ngày 22/7, ông Hoàng Văn Năm, Phó cục trưởng Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, trong 2 tuần qua đã có thêm 7 tỉnh tái phát dịch tai xanh. Nguy cơ dịch tiếp tục phát triển và đe dọa các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.


Chi cục Thú y Thanh Hóa chủ động phòng, chống dịch ở vật nuôi

Thanh Hóa vừa trải qua dịch tai xanh được gần 4 tháng có vị trí giao thông là đầu mối lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh phía Nam và phía Bắc trên tuyến Quốc lộ 1A nên nguy cơ bị tái nhiễm dịch tai xanh vẫn có thể xảy ra. Do đó, việc chủ động phòng, chống dịch ở vật nuôi trên địa bàn tỉnh là rất cần thiết.


2.320 tỉ đồng phát triển cây dầu mè

Bộ NN-PTNT vừa phê duyệt đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây cọc rào (Jatropha curcas L. – cây dầu mè) ở VN giai đoạn 2008 - 2015 và tầm nhìn đến 2025”. Tổng vốn thực hiện đề án ước tính khoảng 2.320 tỉ đồng, trong đó vốn ngân sách khoảng 220 tỉ đồng, các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư khoảng 2.100 tỉ đồng.


Về việc chuyển các loại cây khác sang trồng lúa, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng: Nên khuyến khích

Bên lề phiên họp thứ 10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng (ảnh) đã có cuộc trao đổi nhanh với báo chí về xu hướng người dân chuyển đổi hàng loạt diện tích cây ăn trái sang trồng lúa.


<< < 546 547 548 549 550 > >>